Trang Web Hướng Dương Txđ


Trở Về Trang Chính

Những Biến Chuyển Mới Nhất ở Biển Đông (1-20-2017)
Hướng Dương txđ



Nguồn tin Reuters ngày hôm qua cho biết Cảnh sát đã ngăn chặn một cuộc cuộc biểu tình vừa chớm xẩy ra tại Hà nội để phản đối cuộc xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa của Trung Cộng và tưởng niệm cuộc Chiến Tranh Trung Việt xẩy ra cách đây hơn 40 năm trước đây . Trong cuộc Biểu tình này đã có cuộc giằng co giữa người biểu tình và cảnh sát và hơn 20 người đã bi bắt lên xe bus đưa đi. Đoàn biểu tình tiếp tục đi tuần hành dương cao biểu trương và hô to những khẫu hiệu như “Đả Đảo sự Xâm Lăng của Trung Quốc!” và những khẩu hiệu khác. Thông tín viên Reuters cho biết các báo chí và truyền truyền thông nhà nước không đề cập đến cuộc biểu tình này. Theo Reuters, thì có sự phỏng đoán cuộc biểu tình hôm qua có thể đã bị thúc đẩy bởi những diễn biến chính trị trong vài tuần mới đây như lời tuyên bố của ông Tillerson rằng Trung Cộng đáng lý ra đã phải bị cấm không được xâm lấn Biển Đông và Hoa Kỳ sẽ không cho phép Trung Cộng tiếp tục xây cất trên những hòn đảo đó cũng như đặt chân tới đó nữa, và đặc biệt hơn là đường hướng mới của Hà Nội tách rời Mỹ, thân thiện với Bắc Kinh, theo như tin dưới đây.

Việt Nam Thay Đổi Thái Độ về Vấn Đề Biển Đông?

Hôm thứ Bẩy vừa qua Bắc Kinh và Hà Nội đã đồng tuyên bố một bảng thỏa hiệp về  những tranh chấp liên quan tới những hải đảo trên Biển Đông, theo đó hai bên thỏa thuận sẽ thực hiện những biện pháp ngắn hạn để giải quyết những mâu thuẫn giữa đôi bên và tránh những tranh chấp về mặt chính trị. Thỏa hiệp giữa hai nước trên được ký kết tại Bắc kinh sau bốn ngày Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Cộng hội họp với Tập Cẩn Bình. Nó biểu hiệu một thái độ mềm dẻo hơn của Việt Nam đối với Trung Cộng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, một chuyển biến làm hài lòng các nhà lãnh đạo Trung Cộng đang muốn lôi kéo Hà Nội ra khỏi khu vực ảnh hưởng ngoại giao đang lên của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.

Theo những chuyên gia xét đoán về tình hình hiện tại, Việt Nam đang nóng lòng muốn đi theo Trung Cộng sau khi thấy Tổng Thống Thắng Cử Donald Trump chuẩn bị chấp chánh vào ngày thứ sáu này dự tính sẽ rút lại hiệp ước TTP giữa 12 nước trong đó có Việt Nam. Mà Việt Nam lại trông mong ở TTP để gia tăng mạnh mức độ xuất cảng hàng hóa của mình.

Mặc dù vậy dân chúng ở Việt Nam vẫn chưa trong mong đợi gì ở Trung Cộng và thái độ của họ đối với Trung Quốc vẫn như trước: căm thù bọn xâm lăng phương Bắc. Người dân chưa thấy một sự thay đổi cụ thể nào ngoại trừ cuộc đi thăm Trung Quốc bốn ngày của ông Nguyễn Phú Trọng và số luợng du khách trung hoa gia tăng ồ ạt vào Việt Nam

Tổng Thống Trump Có quyền Cộng Nhận Đài Loan và Gửi Lính đến Đóng Quân tại Đó?

Theo Giáo Sư Julian Ku thuộc Đại Học Luật Hofstra viết trên tờ Lawfare, Ông Trump khi nói tới chính sách One China, không phải ông ta đùa dỡn chơi hay nói bậy bạ, mà có vẻ đó chính là một hướng đi khác của một vị tổng thống, một sự thay đổi lớn nhất trong chính sách đối ngoại giữa Mỹ và Trung Hoa kể từ 1972 sau khi Nixon đi thăm Bắc Kinh.

Cả Luật pháp Hoa Kỳ lẫn Luật Pháp Quốc Tế đều không ngăn cấm TT Trump bải bỏ chính Sách Một Nước Trung Hoa, công nhận Đài Loan như là một nước biệt lập và ngay cả đưa quân lính và quân lính, quân trang vào đóng tại đó. Như vậy những lời tuyên bố của TT Trump liên quan tới “một nước Trung Hoa” có thể là những lời đe dọa thực sự chứ không phải là lời nói giỡn bỏ qua tai, Trung Cộng dư biết và đang đề phòng.

Độc giả muốc tìm hiểu chi tiết của những bản luật chi phối quyền cho phép TT trump thi hành điều trên, xin vào đọc bài báo: President Trump Can Legally End the One China Policy and Station U.S. Troops in Taiwan. Vắn tắt theo bài báo nói trên, giữa chính phủa Hoa Kỳ và chính phủa Trung Hoa trong quá khứ có ký kết một số những thỏa thuận, một hình thức giấy tờ cam kết hay lời hứa không làm một chuyện gì…nhưng không phải là những thỏa ước quốc tế. Chẳng hạn những tờ thông cáo báo chí tờ 1972 Shanghai Communique,1982 Joint Communique, Taiwan Relations Act  qua đó chính phủ Mỹ công nhận một số sự kiện liên quan đến Đài Loan và Trung Hoa, cũng như đồng ý không chống Iại việc chỉ có một nước Trung Hoa. Tuy nhiên khi tuyên bố những điêu đó vào thời điểm đó không có nghĩa là ngăn cấm ngày nay Hoa Kỳ đổi ý không đồng ý như vậy nữa, miễn sao Hoa Kỳ không vi phạm gì tới chủ quyền của Trung quốc cũng như sự tòan vẹn lãnh thổ của Trung Hoa.

Hơn nữa những thông cáo báo chí đó không có sức mạnh buộc phải tuân thủ (binding) giống như những hợp ước quốc tế ký kết giữa hai nước, chúng chỉ biểu hiện điều mà chính phủ Hoa Kỳ tuyên hứa về mặt chính trị (political commitments that merely express diplomatic intentions but do not represent a formal agreement under international law.  Most such joint statements with lots of nonbinding language involving future “intentions” for “progressive reduction” and “acknowledging” facts would not be seen as legally binding international agreements.)

Dù sao chăng nữa, theo luật lệ Hoa kỳ vị Tổng Thống có quyền rút lui khỏi ngay cả những ký kết pháp lý quốc tế bắt buộc phải tuân thủ, huống hồ rút khỏi ba cái thông cáo báo chí liên quan đến Đài Loan trên. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện lời nói “One China Policy” đó có gây ra hậu quả gì chăng?

Tất nhiên là có.
Quyền lợi của cả hai nước tuỳ thuộc vào những liên lạc vững chắc giữa hai nước, do đó một sự thay đổi đường lối ngoại giao “sét đánh” của TT Trump đối với Trung Cộng có thể gây ra hâu quả thảm khốc, thảm khốc nhất mà ai cũng đang lo sợ là một cuộc chiến tranh khó ai có thể lường trước được mức độ tai hại cho thế giới nói chung, Đông Nam Á nói riêng.

Hướng Dương txđ
Jan 20 2017

 

Trở lại Đầu Trang