Trang Web Hướng Dương Txđ


Trở Về Trang Chính

Những Biến Chuyển Mới Nhất ở Biển Đông (2-15-2017)
Hướng Dương txđ



Trong những tuần vừa qua, tình hình biển Đông có vẻ yên lặng trở lại ngoại trừ vài biến cố nhỏ không đáng kể như vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis khi thăm viếng Nhật Bản và Nam Hàn đã khẳng định lại rằng những đảo Senkaku/Diaoyu hiện do Nhật Bản kiểm soát, vẫn nằm trong Hiệp Ước Phòng Vệ chung Nhật Mỹ do hai nước ký kết và Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành chương trình thiết lập hệ thống Hỏa tiễn Phòng Vệ THAAD tại Nam Hàn như đã cam kết và vụ mới đây Trung cộng thử lòng Tổng Tống Trump bằng cách cho một chiếc máy bay quân sự bay sát – cách khoảng 1000 ft - một chiếc P-3 của Hải quân Hoa Kỳ khi chiếc máy bay này đang bay gần hòn đảo Scarborough của Phi Luật Tân, vụ này bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho qua, không coi là quan trọng, mặc dù báo chí Mỹ lúc đầu la ó um sùm coi như thể trời sắp xụp.

Ngược lại, tình hình cho thấy có vẻ có một sự hòa hoãn trong đường lối tạm thời của Hoa Kỳ đối với vấn đề Biển Đông và nhất là một sự thay đổi về chính sách đối với Trung Cộng.

  • Về Biển Đông, Tổng Trưởng Quốc Phòng James Mattis gây một làm làn sóng kinh ngạc bất ngờ khắp các nước Châu Á Thái Bình Dương khi ông tuyên bố rằng trong “trong lúc này chưa cần đến một sự luân chuyển nào về mặt quân sự ở Biển Đông” rồi ông giải thích thêm, “quân sự Hoa Kỳ chỉ cần đến để giúp một tay cho các nhà ngoại giao” và  Washington sẽ “vận dụng hết nỗ lực ngoại giao để giảo quyết vấn để này một cách đúng đắn và luôn duy trì những đường giây liên lạc rộng mở.”  Đồng Thời, vị tổng tưởng ngoại giao mới được Quốc Hội chuẩn nhận Rex Tillerson bây giờ không còn “diều hâu’ như trước – ông không còn đòi Trung Cộng ngưng ngay công cuộc xây cất những cơ sở quân sự trên những hòn đào nhân tạo của chúng trên Biển Đông và ngăn cấm chúng từ nay không được bén mảng tới những hòn đảo đó như trước đây nữa - tuy nhiên ông củng cố lời tuyên bố của ông Mattis và nói rằng Washington sẵn sàng cùng Nhật Bản bảo vệ chủ quyền của hai hòn đảo Senkaku/Diaoyu - mặc dù ngoại trưởng Trung Cộng đã lớn tiếng cãi rằng theo các bản Tuyên cáo Cairo và Potsdam ký kết sau Đệ Nhị Thế Chiến thì Nhật Bản phải trả lại những hòn đảo trên - cùng với đảo Trường Sa (Spratly Islands) cho Trung Cộng.
    (theo những bài tường thuật của GS Julian Ku thì, để được Quốc Hội Hoa Kỳ chuận nhận, Tillerson đã đồng ý không còn đòi phong tỏa những hòn đảo nhân tạo của TC ở Biển Đông nữa, cũng như sẵn sàng thay đổi lập trường về chính sách “Một Nước Trung Hoa”. Hơn nữa Tillerson đồng ý sẽ không dùng Đài Loan làm con bài thương lượng với Trung Cộng) Tuy nhiên khi trả lời báo chí ông Tillerson vẫn chủ trương việc đưa tầu hải quân Hoa Kỳ đi tuần tra thường xuyên hơn trong phạm vi 12 hải lý cách bờ những hòn đảo nhân tạo do Trung Cộng chiếm cứ bất hợp pháp và ông vẫn chủ trương coi Biển Đông là lãnh hải quốc tế không thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào, tầu hải quân Mỹ có quyền tự do tuần tra bất cứ nơi nào trên đó.
  • Về Chính Sách đối với Trung Cộng, trong một lá thư TT Trump gửi Chủ Tịch Tập Cẩn Bình nhân ngày Hội Mùa Xuân ông bầy tỏ ước muốn “xây dựng một mối liên hệ có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Hoa” và sau đó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ Michael Flynn cũng đã liên lạc với viên Cố Vấn Quốc Gia Trung Hoa Yang Jiechi để xác nhận rằng chính quyền Trump cam kết sẽ thực thi những mối quan hệ song phương hợp tác vững chắc. Cuộc điện đàm của Cố Vấn Flynn đã đưa tới cuộc điện đàm giữa Chủ Tịch Tập và TT Trump vào giữa đêm và chính trong cuộc nói chuyện này mà TT Trump đã “xiêu lòng” chấp nhận lời yêu cầu của Tập Cẩn Bình là tiếp tục tuân thủ Chính Sách Một Nước Trung Hoa - One China Principle.

Như vậy những lời bàn tán ồn ào về một cuộc bùng nỗ có xẩy ra ở Biển Đông vì Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn không cho Trung Cộng tiếp tục bén mảng tới những hòn đảo nhân tạo mà chúng đã tạo dựng nên trên Biển Đông cũng như một cuộc chiến tranh qui mô có thể xẩy ra giữa Mỹ và Trung Cộng trong vòng từ 5 tới 10 năm sắp tới bỗng nhiên tịt ngòi. Mới đây người ta còn nói tới cuộc chạy đua vũ khí giữa Trung Cộng một bên và Hoa Kỳ và Nhật Bản bên kia. Không biết trong tương lai cuộc chạy đua này còn như cũ, chậm đi, hay nhanh hơn lên?

Những lời bình luận của những chuyên gia nghiên cứu tình tình quốc tế cho rằng những biến chuyển mới đây chỉ có tính cách “chiến thuật”, nói cách khác mang tính chất tạm thời, không vững bền, chỉ đáp ứng tình thế giao động khắp nơi hiện nay. Phải chăng vì tình hình trong nước Mỹ chưa cho phép TT Trump quyết định chắc chắn đường hướng ngoại giao của Hoa kỳ? Cũng như ông ông chưa muốn bộc lộ rõ tất cả kế hoạch đối  ngoại của ông, không riêng đối với Trung Hoa và Biển Đông mà đối với cả toàn thế giới? Phải chăng những gì ông đang làm vẫn chỉ là những bước thăm dò?

Phong Tỏa hay Không Phong Tỏa

Trở lại vấn đề Biển Đông và câu chuyện ngăn chặn Trung Cộng không cho chúng tiếp tục xử dụng những hòn đảo nhân tạo nữa thì trong suốt những tuần lễ vừa qua tất cả những nhà bình luận, những chuyên viên nghiên cứu quốc tế đều đồng loạt lên tiếng cho rằng đó chỉ là một ý nghĩ khôi hài hay điên rồ, hay một câu nói chơi, một lời nói dọa dẫm hay nói để thăm dò xem phản ứng của đối phương sẽ ra sao, v…v… Ai cũng nói rằng nếu Hoa kỳ mà đưa tầu chiến tới Biển đông chặn tầu Trung Cộng thì một cuộc chiến sẽ xẩy ra ngay lập tức. Có người lại cho rằng chính phủ Trump chỉ có điên rồ mới tính chuyện gây ra một cuộc chiến tranh chống lại Trung Cộng… Rồi cả thế giới lo âu, Nhật Bản và Úc Châu rụt rè tuyên bố sẽ không dính dáng gì tới những chiến dịch của hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông, các nước trong “phe tự do” đều xun vòi, đồng lòng cho rằng việc ngăn cấm Trung Cộng không được bén mãng tới những hòn đảo đi ngược lại nguyên tắc căn bản của luật lệ quốc tế, Mỹ không được quyền làm, không nên làm, làm là chết tươi. Cả một phe “bồ câu” của thế giới tự do run lên cầm cập, sợ chiến tranh bùng nổ, trong khi Trung Cộng ngoài mặt là con chim diều hâu khổng lồ lớn miệng hò hét “Chúng mày có điên rồ thì đụng vào ông, ông đã sẵn sàng cuốc chiến với tụi bay!” nhưng kỳ thực bên trong cũng lo sốt vó. Bằng cớ là sau đó chính Tập Cẩn Bình phải xuống nước năn nỉ Trump tiếp tục duy trì chính sách “One China”

Tuy nhiên nghĩ cho cùng, nếu Trung Cộng không tuân thủ Luật biển quốc tế, tự động vẽ đường lưỡi bò để giới hạn sự luân chuyển của các tầu bè quốc tế trên Biển Đông, tự chiếm các đảo trên Biển Đông làm của riêng, xây dựng những căn cứ quân sự trên đó để kiểm soát cả vùng Biển Đông, thì rõ ràng Trung Cộng đã xâm phạm vào quyện tự do di chuyển quốc tế của toàn thế giới, vậy thì không có luật quốc tế nào lại bênh vực Trung Cộng khi mà cộng đồng thế giới đồng lòng hành động để bảo vệ quyền lợi chung và buộc Trung Cộng phải làm nghĩa vụ của một hội viên của cộng đồng thế giới. Quả nhiên Luật Quốc tế cho phép các quốc gia làm những biện pháp cần thiết thể chống lại những hành vi sai lầm tai hại của một quốc gia. Cho nên Giáo sư James Kraska thuộc U.S. Naval War College đã nói rằng chống đối quyền tới gần – access right - những hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng không đi ngược với luật quốc tế.

Lại có người nhát gan nói rằng mặc dù hợp pháp nhưng làm như thế vẫn có thế đưa đến một cuộc đụng độ với Trung Cộng. Nhưng người bình tĩnh hơn giải thích rằng chưa chắc chiến tranh đã xẩy ra: Khi Trung Cộng chặn mọi tàu bè tới gần hai đảo Scarborough Shoal và Second Thomas Shoal, dù đang tranh chấp đâu có nước nào gây ra chiến tranh? Vả lại theo những chuyên gia theo dõi tình hình Trung Hoa thì hiện thời tinh thần quốc gia của người dân thường tại Trung quốc đang xuống dốc nên Bắc Kinh không có nguồn hậu thuẫn mạnh để đi theo một con đường đối ngoại cực đoan. Đảng càng yếu và càng lệ thuộc vào sự vận chuyển ở Biển Đông thì Trung Cộng càng ít dám đương đầu với một cuộc chiến ngay trong vùng Biển Đông với Hoa Kỳ. Sở dĩ những năm trước đây Trung Cộng hung hăng là vì các đối thủ của mình chủ hòa - nhất là trong tám năm trước đây vì Hoa Kỳ có một vị tổng thống quá nhu nhược yếu hèn. Nay trước một đối thủ hung hăng chủ chiến như TT Trump, bắt buộc Trung Cộng phải rụt vòi lại. Những chiến lược gia Mỹ và quốc tế nói rằng lúc này là lúc Hoa Kỳ phải áp dụng chiến thuật cây gậy và củ cà rốt đối với Bắc Kinh.

Ngoài ra, nếu cần đối đầu thì những nhà chiến lược đề nghi nhiều giải pháp, không nhất thiết phải dùng vũ lực - tức là tầu bè quân sự, hạm đội, máy bay, bom đạn, mìn – phong tỏa những hòn đảo nhân tạo đó. Có bao nhiêu phương cách khác có tác dụng tương tự mà Hoa kỳ có thể áp dụng mà người ta đã không nghĩ ngay tới. Chẳng hạn nhiều quốc gia có thề đồng thời làm áp lực về mặt ngoại giao và trừng phạt về mặt kinh tế buộc Trung Cộng phải ngưng không xây cất thêm trên nhưng hòn đảo nhân tạo hay thậm chí rút lui ra khỏi những hòn đảo đó. Các quốc gia phe tự do có thể cùng với Hoa Kỳ áp dụng những biện pháp trừng phạt những công ty của Trung quốc đã, đang và vẫn tính xây cất những cơ sở trên những hồn đảo nhân tạo đó như China National Offshore Oil Corporation, China Southern and Hainan airlines, China Mobile, China Telecom, China United Telecom, China Communications Construction Company, v…, v…

Còn nếu muốn phong tỏa thi sao không gậy ông đập lưng ông dùng ngay chiến thuật của chính Trung Quốc là lấy tầu dân sự và bán dân sự và tầu máy (drone) bao vây từng lớp những hòn đảo ấy - chiến thuật mang tên là “chiến thuật Lá Bắp Cải” (cabbage tactic) chỉ ở vòng ngoài cùng mới dùng tới hải quân Hoa Kỳ. Để làm được kế hoạch này, cần phải huy động được sự tham gia của những lực lượng dân sự thuộc những quốc gia ở vùng Biển Đông như Phi Luật Tân, Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, v..v… là những nước đang tranh chấp chủ quyền trên nhưng hòn đảo.

Lời Tạm Kết:

Hôm nay viết xong bài nay thì có tin Hải quân Hoa Kỳ lại chuẩn bị một chiến dịch qui mô đi kiểm soát Biển Đông trong thời gian sắp tới, lần này bao gồm nhiều tầu chiến hơn và đi tuần tra gần (trong vòng 12 mile) quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam ta là nơi có sự hiện diện của lực lựọng quân sự Trung Cộng, đáng kể nhất là sân bay quân sự và giàn hỏa tiển bắn máy bay. Có thể đoàn chiến hạm do chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson chỉ huy sẽ đóng vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, còn phải chờ sự chấp thuận của TT Donald Trump.
Để xem có chuyện gì xẩy ra hay không? Tôi dám cá là không.

 

Hướng Dương txđ
Feb15 2017

 

Trở lại Đầu Trang