Trang Web Hướng Dương Txđ

Trở Về Trang Chính

Đảng Dân Chủ Trên Chân Đảng Cộng Hòa


Liệu đảng Dân Chủ có duy trì được thế thượng phong cho đến ngày bầu cử hay không?
Những cuộc thăm dò cử tri mới nhất cho thấy dân Mỹ ủng hộ phe Dân Chủ.
Vì vấn đề nhập cư, cử tri gốc Mễ bỏ phe Cộng Hòa để theo phe Dân Chủ.

Còn 17 tháng nữa cuộc bầu cử tổng thống mới xẩy ra thế nhưng cuộc vận động hiện ngày càng sôi động và cuộc tranh chấp giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ngày càng gay cấn. Cã hai phe đều cố gắng thu hút sự ủng hộ của cử tri độc lập và của phe tự do. Nhiều lời phỏng đoán đã được đưa ra sau khi những cuộc thăm do cử tri cho biết về thái độ của dân chúng hiện nay, trong đó có một phỏng đoán đang làm xôn xao dư luận cho rằng Đảng Dân Chủ sẽ đoạt được ghế thổng thống vào năm 2008.

Một trong những yếu tố những bình luận gia đưa ra là cuộc chọn lựa lần này không còn gay go như hai lần trước vì Tổng Thống Bush sẽ mãn hai nhiệm kỳ và buộc phải nhường lại chỗ cho một nhà lãnh đạo khác. Hơn nữa phe Dân Chủ đang có ưu thế tại Quốc Hội và sẽ thừa thắng xông lên, cố dành chiếc ghế tổng thống lại từ phe Cộng Hòa. Họ tấn công chính phủ Bush quyết liệt hơn bao giờ hết. Vì cuộc chiến Iraq, mức ủng hộ của dân chúng đối với Tổng Thống Bush đã xuống đến mực thấp kỳ cùng và ngay cả những ứng cử viên Cộng Hòa cũng lo ngại và đành né tránh không muốn dính dấp đến những việc làm của ông Bush vì sợ bị liên lụy. Vì cuộc chiến tranh ở Iraq, một cuộc chiến bị coi là phi nghĩa và vô luân tương tự như cuộc chiến tranh tại Việt Nam cách đây gần 40 năm, dân chúng Mỹ chống đối chính quyền của Đảng Cộng Hòa và đồng thời không còn tin tưởng ở khả năng lãnh đạo của đảng này nữa. Những thất bại trong chính sách ngọai giao cũng như trong việc chống khủng bố gia tăng an ninh quốc gia cũng làm cho người dân mất tin tưởng ở chính quyền. Họ không muốn có một tổng thống như ông Bush trong tương lai.
Nhưng tuy cuộc chiến Iraq là mối quan tâm chủ yếu và ảnh hưởng mạnh đến việc cử tri chọn lựa vị tổng thống cho nhiệm kỳ tới nhưng sự kiện phe Dân Chủ sẽ thắng lợi chưa chắc như đinh đóng cột. Lý do là vì nếu từ nay đến tháng 11 năm 2008 một kế hoạch rút quân xẩy ra hay nếu việc tăng quân số hiện nay làm cho cục diện cuộc chiến thay đổi thuận lợi cho binh lính Hoa Kỳ thì hoàn cảnh lại đổi thay và cán cân có thể sẽ không còn nghiêng về phe Dân Chủ nữa. Nhiều nhà quan sát cho rằng khó mà có thể lường được tầm mức ảnh hưởng của cuộc chiến Iraq trên cuộc bầu cử sắp tới.
Ngược lại, vấn đề chống khủng bố sẽ vẫn còn là một vấn đề tranh luận và cử tri vẫn còn theo dõi thái độ của hai phe và thẩm định những đường lối cũng như chiến lược của họ để chống lại vấn nạn này. Hiện nay người ta không nói nhiều đến khủng bố vì người dân không bị sự đe dọa trực tiếp nhưng nếu chẳng may mà một biến cố khác lại xẩy ra thì chắc chắn vấn đế an ninh quốc phòng sẽ là yêu tố quan trọng hàng đầu của cuộc bầu cử.
Ngoài hai nhân tố vừa kể, những vấn đề khác mà người dân đang quan tâm đến là tình hình kinh tế hiện đang xuống (vì giá xăng dầu tăng), vấn đề bảo vệ sức khỏe cho dân chúng, và nhất là vấn đề cư dân sống bất hợp pháp trên đất Mỹ. Trong cuộc thăm dò mới nhất của Gallup, vấn đề nhập cư bất hợp pháp hiện đang là mối quan tâm hàng thứ nhì của người dân.

Dự luật nhập cư gây vấn đề cho phe Cộng Hòa

Những biến chuyển mới nhất về vấn đề nhập cư nay đang làm cho những ứng cử viên đảng Cộng Hòa luống cuống và lo ngại. Mới đây, sau khi dự luật tổng quát về nhập cư bị bác tại Thượng Viện, những nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hòa đã hý hửng về địa phương khoe rằng họ đã thành công trong việc đánh bại dự luật này. Lý do họ ăn mừng chiến thắng này là vì cử tri Cộng Hòa từ xưa vẫn có lập trường cương quyết chống nhập cư bất hợp pháp, và chính thái độ hân hoan của họ đã làm cho những người dân gốc la tinh bất mãn. Kỳ thật ra phe Cộng Hòa không hề chống nhập cư hợp pháp nhưng những người làm chính trị gốc la tinh đã la toáng lên rằng họ đã bị phản bội, họ đã ủng hộ cả Tổng Thống Bush lẫn Thống Đốc Schwarzenegger và tns Hutchinson của Texas mà nay không được phe Cộng Hòa đáp ứng lại. Trong lần bầu cử vào năm 2004, 45% cử tri la tinh bầu cho Bush và một tỷ lệ tương đương cũng đã bầu cho  ông Schwarzenegger vào năm 2006. Nhưng trong cuộc bầu cử trung nhiệm kỳ năm ngoái, chỉ còn có 25% cử tri gốc la tinh ủng hộ phe Cộng Hòa. Cuộc biểu tình phản đối lớn hàng mấy chục ngàn người trước toà nhà Quốc Hội tại Washington D.C. vào tháng 6 vừa qua đã nói lên lòng phẩn uất của cư dân gốc la tinh. Martha Gutierrez, một giáo sư môn sử tuyên bố: “Mọi người cho rằng bởi vì tôi gốc Hispanic nên tôi sẽ mở cổng để cho họ (dân Hispanic) tràn vào. Điều này không đúng. Chúng tôi nhìn khía cạnh thực tế của vấn đề. Thật là điên rồ khi đòi tống cổ 12 triệu dân nhập cư bất hợp pháp về xứ họ.” Mario Morales, một kỹ sư 29 tuổi nói: “ Xứ này trông chờ vào dân nhập cư mà đòi đuổi họ đi ư? Đìèu này sẽ tại hại về mặt kinh tế và nó mang tình chất hơi kỳ thị chủng tộc thì phải.” Một cuộc thăm dò mới đây nhất của báo USA Today và Gallup poll cho thấy 1/3 cử tri la tinh tuyên bố họ sẽ bầu cho phe Dân Chủ, trong số đó 59% chọn tns Hillary Clinton (trong khi ứng cử viên hàng đầu của phe Cộng Hòa Rudolph Giuliani chỉ được có 27%.) Vấn đề thu hút lá phiếu của cử tri la tinh rất quan trọng là vì cử tri Hispanic chiếm 8.6% tổng số dân đi bầu tại Hoa Kỳ (số liệu cho năm 2006). Hiện dân số hispanic là 1/8 tổng số dân Mỹ và vẫn đang gia tăng nhanh chóng - đến năm 2050 tỷ lệ này sẽ lên tới ¼.
Tuy nhiên phe Cộng Hòa vẫn hy vọng vào sự thay đổi lập trường của cử tri gốc la tinh trong tương lai vì hai lý do. Thứ nhất, chính phe Dân Chủ cũng đã góp phần vào việc đánh bại dự luật nhập cư vừa qua mà nay họ lại bôi nhọ phe Cộng Hòa nên sắp tới, phe Cộng Hòa dự tính sẽ tố cáo điều này để làm sáng tỏ vấn đề và lấy lại lòng cử tri Hispanic. Hơn nữa sự việc Tổng Thống Bush đã ủng hộ dự luật này rồi cũng sẽ biện minh vả giúp cho phe Cộng Hòa. Thứ hai, thực ra đa số cử tri hispanic không theo Đảng Dân Chủ, họ đứng độc lập, đảng nào có lợi thì họ theo và bỏ phiếu cho. Hơn nữa họ có tính bốc đồng, dễ thay đổi lập trường. Vì thế họ có thể chuyển sang ủng hộ phe Công Hòa nếu được phe này ve vãn mua chuộc. Những ứng cử viên Cộng Hòa đã biết rõ điều này và đang cuống quít tìm cách dành lại cảm tình của dân Hispanic.

Những vấn đề hiện nay.

Nói cho đúng ra, dân Mỹ trong thời gian gần đây không chỉ mất tin tưởng vào chính quyền Bush mà thôi, họ cũng không tín nhiệm cả Quốc Hội nữa. Theo bản thăm dò của Gallup, tỷ lệ ủng hộ Quốc Hội của người dân đáng làm cho chúng ta sửng sốt với con số 24%, tức là 8 điểm dưới cả mức ủng hộ Tổng Thống Bush. Như vậy Đảng Dân Chủ, đảng đang giữ đa số ghế tại cả hai viện quốc hội, cũng chẳng làm được chuyện gì hay ho để cho người dân phục và ủng hộ. Rồi đến những thể chế khác như Toà Án Tối Cao, giáo dục công cộng, đại doanh nghiệp, truyền thông và nhà thờ thuộc mọi tôn giáo, người dân cũng ngờ vực. Chỉ còn có quân đội và tiểu thương là còn được xếp vào loại định chế mà người dân không phê phán chê trách. Điều này chứng tỏ rằng  chỉ vì cuộc chiến Iraq, một cuộc chiến kéo dài làm tổn thương đến cả tinh thần lẫn vật chất của xứ xở này, người dân Mỹ hiện nay đâm bất mản với tất cả mọi chuyện. Vẫn theo bản thăm dò Gallup, hiện chỉ còn có 24% người dân bằng lòng với những điều kiện sinh sống hiện nay, một tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1993. Việc người dân Mỹ không hài lòng với hiện tại nói lên lòng khát khao một sự đổi mới của họ. Họ đang trông chờ một cuộc thay đổi cả vế chính trị, xã hội, kinh tế cốt sao cho cuộc sống của họ ổn định hơn, an ninh hơn và hạnh phúc hơn. Họ muốn tin tưởng vào những định chế của xã hội như những chính sách quốc gia, luật lệ của nhà nước và sự lãnh đạo của tổng thống và quốc hội.
Chính vì lòng khát khao mong muốn có một sự đổi mới này mà đảng Dân Chủ có nhiều cơ may giành lại được chiếc ghế tổng thống vào năm 2008. Tình hình hiện nay đang cho thấy con thuyền Dân Chủ đang thuận buồm xuôi gió  trên biển bầu cử.  Khi hỏi những người dân trong tuổi đi bầu xem họ chon lựa phe nào thi đa số trả lời đảng Dân Chủ. Trong một cuộc thăm dò thực hiện vào tháng tư vừa qua, cử tri đã rõ ràng tỏ thái độ. Họ muốn “thấy một ứng cử viên đảng Dân Chủ thắng trong cuộc bầu cử năm 2008.” Những cuộc thăm dò dân chúng mới nhất do RealClearPolitics.com tổ chức cho thấy các ừng cử viên Đân Chù đang trên chân những ứng cử viên Cộng Hòa. Thượng nghị sĩ (tns) Hillary Clinton thuộc đảng Dân Chủ hơn thống đốc Mitt Romney (CH) 12 điểm, hơn cựu tns Fred Thompson (CH) 6 điểm, hơn tns John McCain (CH) 3.5 điểm – tuy chỉ hơn ông Rudolph Giuliani (CH) có 2 điểm. Cùng một lúc, cũng thuộc đảng Dân Chủ, tns Barrack Obama hơn thống đốc Mitt Romney 17 điểm, hơn cựu tns Fred Thompson 10 điểm, hơn tns John McCain 6 điểm và gần như ngang ông Rudolph Giuliani (hơn có 1.2 điểm) và tns John Edwards thì hơn ông Giuliani 3.5 điểm, hơn McCain 8 điểm và hơn xa hẳn Romney (23 điểm.)
Nhưng nếu so ứng cử viên trong cùng một đảng thi kết quả của Gallup thu thập được vào những ngày 11-14 tháng 6 cho thấy rằng mặc dù đã có lúc ông Obama tiến lên được gần sát bà Hillary Clinton nhưng ông không giữ dược ưu thế và rồi lại để bà Clinton dành trở lại số điểm bà đã mất. Đồng thời vẫn theo những con số do hãng Gallup đưa ra chúng ta thấy rằng bên phe Cộng Hoà, chỉ có hai ông Giuliani và McCain là có khả năng địch lại bà Hillary Clinton, ông Obama và ông Edwards. Nói về mức ủng hộ của cử tri, ông Giuliani là người được tỷ lệ cao hơn với 57% trong khi ông McCain được 47%. Nhiều quan sát viên cho rằng McCain vẫn có thể thành công vì ông dảnh được cảm tình của tất cả các phe phái. Số cử tri độc lập ủng hộ ông nhiều hơn là số cử tri không ủng hộ ông và số cử tri Dân Chủ không ủng hộ ông chỉ nhiều hơn số cử tri ủng hộ ông có một chút.
Mặc dù Giuliani rất nổi danh – nhờ vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 - nhưng ông vẫn thua những ứng cử viên Dân Chủ. Kết quả khi so Giuliani với từng đối thủ của ông như sau: Giuliani (46%)/Clinton(50%) ; Giuliani (45%)/ Obama (50%); Giuliani (45%)/Edwards (50%). Trong khi đó thì kết quả McCain thu đạt được lại khả quan hơn. Ông thua Edwards 6 điểm, thua Clinton 3 điểm và thua Obama 2 điểm.

Nhiều nhà phân tích bầu cử cho rằng không dễ gì Đảng Dân chủ có thể giữ được ưu thế của mình vì ngày bầu cử còn xa, còn nhiều biến chuyển xẩy ra và không chắc gì các ừng cử viên Dân Chủ đủ bản lãnh và khôn ngoan để ngăn chặn sự chống phá của phe Cộng Hòa. Muốn dành được lá phiếu của cữ tri, ứng cử viên dù thuộc đảng nào cũng phải biết lòng dân, phài biết họ đang trông mong gì và đang đứng ở vị thế nào. Dough Schoen, chuyên viên thăm dò dư luận của cựu Tổng Thống Clinton đã viết trong cuốn sách của ông nhan đề “Sức Mạnh của Bâù Cử”: “Muốn thắng ứng cử viên cần phải biết hiện các cư tri đang đứng ở vị trí nào. Điều không may là nhiều người trong Đảng Dân Chủ lại có khuynh hướng cực tả. Lịch sử đã chứng minh rằng muốn thắng trên toàn quốc ứng cử viên Đảng Dân Chủ phải cứng rắn về vấn đề an ninh, phải bảo thủ về mặt thuế má, và phải đáp ứng lòng tin của người dân.” Như thế muốn giành lại được chiếc ghế` tổng thống vào năm 2008 Đảng Dân Chủ phải chọn cho ra được một ứng cử viên tổng thống có khả năng thu hút lá phiếu của những cử tri độc lập. Lý do giàn dị là trong khi tỷ lệ cử tri tự do – khuynh tả - là 20% thì tỷ lệ cử tri độc lập - bảo thủ - lại lên tới 30%.
Grover Norquist, một nhà tranh đấu phe bảo thủ cho rằng một ứng cử viên đảng Cộng Hoà vẫn có thể thắng nếu khôn ngoan tách mình xa khỏi Tổng Thống Bush giống như Sarkowsky đã thắng cuộc bầu cử tổng thống Pháp nhờ đã tách ra khỏi Tồng Thống Jacques Chirac đồng thời tố cáo đối thú Segolène Royal là cực tả. Nói cách khác, để thành công, Đảng Dân Chủ phải tìm con đường hòa hợp thay vì dấn thân vào con đường chia rẽ, con đường mà Đảng Cộng Hòa đang đi.
Mới đây lại có thêm một dấu hiệu về sự suy yếu của phe Cộng Hòa. Ngày 2 tháng 7 phe McCain đã loan loan báo rằng cuộc vận động trong ba tháng vừa qua đã không đưa lại mức ủng hộ tài chính khả quan – thu $11.2 triệu và đã xài hết chỉ còn $2 triệu - và ông đã quyết định xa thải một số cán bộ trong đoàn vận động của ông - từ  50 cho tới 80 trên tổng số 150 người. Những chiến lược gia bầu cử nói rằng khà năng thu hút sự ủng hộ tài chính của ông McCain đã bị giới hạn trong những tuần lễ vừa qua vì ông đã ủng hộ dự luật nhập cư, một dự luật đã được Hạ Viện thông qua để rồi bị bác bởi Thượng Viện. Những cử tri bảo thủ vốn dĩ không tin tưởng ở ông đã càng chống đối dự luật này kịch liệt. Ngoài ra việc ông ủng hộ cuộc chiến ở Iraq cũng tạo ảnh hưởng không tốt và chính vì phải chú tâm quá nhiều vào công việc vận động xin tiền mà phe ông đã không có khả năng  vận động về mặt chính trị và đó chính là cái vòng luẩn quẩn làm cho ông luôn luôn phải lo âu về mặt tiền bạc. Có kẻ đã tiên đoán rằng rồi ông McCain sẽ phải rút lui khỏi cuộc tranh cử nhưng ông đã bác bỏ chuyện này. Các cộng sự của ông tin rằng một khi việc chống dự luật nhập cư không còn sôi động nữa thì mức vận động của ông sẽ lại lên cao trở lại. Các đối thủ của ông vẫn còn coi ông như là một mối đe dọa mặc dù họ nhận thức rằng việc rút bớt nhân viên trong ban vận động sẽ gây ra những  khó khăn lớn cho phe McCain.
Trong khi đó thì ngược lại tns Obama thuộc đảng Dân Chủ lại gặt hái được thành công tài chính quá mức tưởng tượng. Trong ba tháng vừa qua, ông đã thu được $31 triệu tức là $10 triệu hơn bà Hillary và $22 triệu hơn ông Edwards. Khi cuộc vận động khởi đầu vào tháng Giêng, mọi người đã cho rằng bà Clinton sẽ dẫn đầu trong số thu nhập tài chính nhưng điều đó đã không xẩy ra, ông Obama đã liên tiếp dẫn đầu trong hai tam cá nguyệt. Nhưng tuy bà Clinton thua ông Obama về mặt tài chính nhưng bà vẫn đứng đầu trong các cuộc thăm dò cử tri và bà đã tỏ ra xuất xắc trong các cuộc tranh luận vừa qua.

Kết Luận
Những chuyên viên bầu cử nói quá khứ cho thấy rằng những số liệu trong giai đọan đầu là những mức đo lường khả năng của các ứng cử viên và có thề ảnh hưởng mạnh đến cuộc vận động tranh cử sau này nhưng không thể được coi là những yếu tố để tiên đoán kết quả bầu cử trong tương lai. Lý do là vì các cử tri thường có khuynh hướng thay lòng đổi dạ xoành xoạch, khi thi yêu bên này nghét bên kia, khi thi yêu bên kia ghét bên này.

Hướng Dương
7-10-2007

 

Trở lại Đầu Trang

Xin mời đọc:

Những Vấn Đề Đang Làm Bà Hillary Clinton Điên Đầu
Tranh Luận Bầu Cử Xôi Nổi Tại Hoa Kỷ