Trang Web Hướng Dương Txđ


Trở Về Trang Chính

Tại Sao Tổng Thống Trump Bãi Bỏ TTP?
Hướng Dương txđ



Lý do căn bản của việc TT Trump ký bản giác thư bãi bỏ Thương Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Partnership - vào ngày thứ hai vừa qua là để bảo về công ăn việc làm của công nhân Hoa kỳ. Như đã tuyên bố trong bài diễn văn khai mạc, quan điểm của vị tân Tổng Thống Hoa Kỳ là  nước Mỹ trước tiên, Công nhân Mỹ trước tiên, ông sẵn sàng hy sinh quyền lợi của tất cả nhựng nước khác, cho dù đó là những nước đồng minh kỳ cưụ - trong trường hợp TTP như là Tân Tây Lan, Úc Châu, Nhật Bản (huống hồ Việt Nam mà ông chỉ trích là không đáng được vào TTP vì đó là một nước CS công nhận chế độ sở hữu những cơ sở thương mại và kỹ nghệ của nhà nước - The TPP negotiated by the Obama Administration would have joined the United States with eleven other nations—including the Socialist Republic of Vietnam—in what was described as a free-trade zone. However, the deal expressly recognized the legitimacy of state ownership of businesses—which is a major part of the socialist economy of Vietnam, a nation that is still ruled by the Communist Party)

Cùng với mục tiêu giữ công ăn việc làm cho người công nhân Hoa Kỳ, mục tiêu của việc bác bỏ TTP còn là để bảo vệ nền kỹ nghệ Hoa kỳ chống lại sự cạnh tranh của các nước ngoài, phát huy sự thịnh vượng của nền kỹ nghệ nội địa, định lại sự thông thương với các nước khác (global trade)

Sáu năm tranh đấu:

Thea Lee, giám đốc đặc trách về chính sách kiêm chuyên gia kinh tế chánh của tổ chức AFL-CIO tuyên bố rằng đã phải mất 6 năm tranh đấu để đòi bãi bỏ TPP. Tuy nhiên theo bà thì TTP đã chết trên nguyên tắc, TT Trump đã chỉ ký giấy “thủ tiêu cái xác chết mà thôi”. Theo Bà Thea Lee, Obama đã quá sai lầm khi dùng TTP làm trung điểm của chính sách ngoại giao mang tên “pivot to Asia” (Chuyển Trục sang Á Châu) của ông ta vì thỏa ước này là một “giao kèo trao quyền cho các đại công ty - corporate empowerment agreement,” nó giúp các công ty tha hồ đưa công việc ra ngoại quốc, làm thiệt hại những công nhân Hoa Kỳ, không còn việc mà làm.

TTP có Lợi gì cho Hoa Kỳ Không?

Nói vế cái lợi cho công nhân Hoa Kỳ, thì ngoài các lãnh đạo công đoàn ra, một số lãnh tụ Đảng Dân Chủ cũng hoan hô việc làm của TT Trump, đáng kể nhất là Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders là người đã thôi thúc được bà Hillary Clinton cụng phải ngưng ủng hộ cái Thỏa Hiệp ruột của Obama.

Tuy nhiên có một số chính kiến đối ngược cho rằng về phương diện chính trị/ngoại giao thì TTP sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp cho Hoa Kỳ. Mireya Solis, Chủ tịch Ủy Ban Nghiên cứu về Nhật Bản Philip Knight thuộc ại Học Brookings Institution nói rằng TTP “có thể giúp Hoa Kỳ tạo ảnh hưởng tốt đẹp ở Á Châu.” Bà cho rằng sỡ dĩ công nhân Mỹ mất việc là vì không được tái huấn luyện tay nghề nhất là trong một môi trường kỹ thuật khoa học ngày càng tiến bộ. trong khi TTP nhằm giúp Hoa Kỳ  tăng xuất cảng (advances in technology were hurting workers more than trade deals like the TPP and that it could have boosted exports)

Thế nhưng Robert E. Scott, Chuyên gia Kinh Tế Hãng Nhất kiêm giám đốc Nghiên Cứu Chính Sách Thương Mại và Sản Xuất của Học Viện the Economic Policy Institute lại cho rằng TTP chỉ có lợi cho những Công ty khổng lồ ở Mỹ và làm giầu thêm những chủ nhân của những công ty đó. Ông không thấy có lợi gì về mặt ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Á Châu.

Số Phận của TTP trong Tương Lai

Không ai biết số phận của TTP trong tương lai sẽ ra sao. Trước đây, khi ông Trump chưa tuyên thệ làm Tổng Thống thì các lãnh tụ Úc, Nhật bản, Tân Tây Lan – và cả Việt nam – còn hy vọng và vận động ngầm để ông thay lòng đổi dạ, không ký giấy bãi bỏ thoả ước TTP. Nhưng nay thì chuyện đã rồi. Việt Nam đã có TBT Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh 4 ngày ký thoả ước ngầm với Trung Cộng. Còn lại những nước kia thì sao?
11 nước đã ký kết bản thoá ước nay tính họp lại để tìm cách cứu vãn bức thoả ước này. Lãnh tụ các nước Nhật, Úc, Tân tây lan, Singapore, Malaysia đã lên tiếng tuyên bố rằng họ sẽ cố gắng tiếp tục thỏa ước TTP dù không có Hoa Kỳ, dưới hình thức này hay hình thức khác.  Các nước hội viên khác của TTP là Canada, Mexico, Chile, Peru, Vietnam and Brunei chưa lên tiếng.
Thủ tướng Úc ông Turbull tỏ ý muốn Trung Công tham gia vào nhóm TTP nhưng ông nói bản thoả ước sẽ cần phải sửa lại vì hiện tại TTP chỉ hiệu lực nếu được nếu 6 nước hội viên có tổng cộng 85% số GDP của Toàn số hội viên chuẩn nhận – trong đó riêng Hoa Kỳ đã có 65% GDP. Ông Turnbull hy vọng trong tương lai Hoa Kỳ sẽ đổi ý vì trước đây đa số đảng viên Cộng Hòa ủng hộ TTP, ngay cả ông Rex Tillerson vốn cũng không chống đối. Riêng Tân tây Lan mất mát nhiều nhất trong vụ này vì thị trường buôn bán của nước mình sẽ bị ảnh hưởng nặng nề (mất thị trường Hoa Kỳ là mất 2/3 tổng số thị trường của mình)

Hậu quả về giá cả hàng hóa nhập cảng từ Á Châu

Vì quan thuế đánh vào hàng hóa nhập cảng sẽ gia tăng – Trump dọa sẽ tăng tới 45% thuế trên một số loại hàng - nên giá cả hàng hóa nhập cãng từ các nước - nhất là từ Á châu - sẽ cao lên. Lê Đăng Doanh, một chuyên viên Kinh tế Việt Nam cựu cố vấn chính phủ, hý hửng tuyên bố: “ Mỹ sẽ bị thiệt hại nặng trong vụ này. Việt nam là nước xuất cảng chính sang Mỹ những món hàng như cá catfish, tôm, quần áo, giầy dép, đồ gỗ. Không có TTP những người tiêu thụ Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho những thứ hàng hóa đó!” Ông ta biết một mà không biết hai. Trong khi những nước Á châu khác lo không xuất cảng được hàng hóa đi vì thuế nhập cảng vào cao không bán được hàng, thì Việt Nam lại lo cho người tiêu thụ không đủ tiền mua hàng của Việt Nam!

Hướng Dương txđ
Jan 25 2017

 

Trở lại Đầu Trang