![]() |
Trang Web Hướng Dương Txđ |
![]() |
Chỉ Môt Lần Yêu Anh… |
Tôi nhớ những ngày mới quen biết em qua mạng lưới, tôi còn phải lựa lời nói với em, phải đắn đo khi muốn hỏi em một chuyện gì. Em ở đâu tôi cũng không biết, chỉ biết em biết qua những lá điện thư tuy ngắn ngủi nhưng dễ thương ơi là dễ thương. Rồi từ từ, qua mỗi lần nhận thư của em, tôi biết được một ít chi tiết về em và cứ như thế, mỗi lần tôi lại tưởng tượng ra con người em như thế nào, mặt mũi em ra sao, cao thấp bao nhiêu… Tính tình em thì tôi có thể đoán được qua những lá thư em viết cho tôi, bởi vì như người ta nói, con người em đã thể hiện qua lời văn em viết cho tôi. Những mơ ước của em, tôi cũng dẩn dần đoán được qua những lời nói bóng gió, những câu chuyện em kể về người khác, về những ai đó em bảo là bạn em, nhưng kỳ thực là chính em. Ngày qua ngày, em gần gũi, tin tưởng ở tôi hơn, em kể những chuyện về đời của em cho tôi nghe, em bộc lộ những tâm tư riêng, những gì làm cho em buồn, làm cho em bất mãn, và tôi biết được từ đó em đang muốn, mơ ước, khao khát những gì…. Như thế, tôi được biết em đang đi kiếm những hạnh phúc nho nhỏ bởi vì đã bao lâu em bất hạnh, đã bao năm em cô đơn. Cuộc đời em từ từ, như từng đọan của một cuốn phim, phơi bầy ra trước mắt tôi, tôi không được biết tất cả những gì xẩy ra liên tục, những chi tiết, nhưng những đọan ngắn đó cũng đủ cho tôi hiểu em hơn và thương em. Nói cho đúng ra, lúc ban đầu tôi chỉ thương những câu chuyện bi đát em kể, thương cho thân phận em, thân phận một con người bất hạnh nhiều hơn sung sướng hạnh phuc. Tôi vốn sinh ra đa cảm, tôi dễ mủi lòng trước sự thống khổ của bất cứ ai, bất kể người đó có liên hệ xa hay gần. Mà cuộc đời em chất chứa lắm chua cay, em đã trải qua bao nhiêu thăng trầm để rồi đến lúc này đây em cảm thấy bơ vơ, em tìm tôi để có một sự an ủi, một cột để dựa vào khi thấy cuộc đời quá bấp bênh, em kiếm một bàn tay để được nâng đỡ, để em có thể lấy lại tinh thần và tiếp tục sống… Tôi đã đến với em thật đúng lúc, em cần sự hỗ trợ tinh cảm và những lời khuyên nhủ của tôi đã giúp em để lấy lại niềm tin. Em đã viết: “Anh đã là một chiếc phao cho em bán víu vào khi em đang vẫy vùng trong cơn thác loạn của cuộc đời, khi em đang cố ngoi lên để sống còn, để không bị cơn sóng của biển đời đen tối lôi cuốn em đi… anh đã cứu rỗi em như Thượng Đế đã cứu rổi con người và em cám ơn anh, cám ơn anh nhiều vô cùng.” Và tôi được biết em lớn lên ở một tỉnh nhỏ vùng Tiền Giang, trong một gia đình trung lưu, ba mẹ em đều là thầy giáo tiểu học, sống trên mảnh vườn ông cha để lại. Trời sinh em ra thông minh hơn những anh em trong nhà và các bạn bè trong lớp nên em học xuất sắc, năm nào cũng đứng đầu lớp và được các thầy cô thương yêu khuyến khích đặc biệt. Khi em còn đang ở lớp Năm, một hôm trong giờ nghỉ trưa, em được cô giáo đưa em lên văn phòng thầy hiệu trưởng. Thầy hiệu trưởng nhận thấy rằng những điểm thi của em rất cao so với học sinh cả tỉnh, thầy muốn đề nghị với ba má em sau lớp Năm cho em lên Saigon học để em có được những cơ hội học hỏi tốt hơn, nhất là trong tương lai khi em lên đại học. Và nếu em chịu thì thầy sẽ xin học bổng cho em lên học nội trú trên đó. Khi đó em chẳng hiểu nội trú là gì, ở nội trú là thế nào, trong đầu em chỉ lả những lo âu buồn bực vu vơ, em đả 12 tuổi, ở cái tuổi dậy thì, có biết bao nhiêu điều em muốn biết nhưng lại sợ biết. Thật là một mâu thuẫn, một sự dằng co, vì sau đó từ từ em thấy ý tưởng đi lên Saigon học cũng hay hay, em mới đánh bạo hỏi mẹ em nội trú là gì, ở với ai, làm sao có cơm ăn… Học thì em không ngán, vì em vốn thích học, em thích những thử thách, thích tìm hiểu, thích học nhiều học cao. Rồi em mỉm cười nghĩ tới những gì cuộc đời sẽ dạy cho em, những gì em sẽ học được khi va chạm với bạn bè và cái xã hội xung quanh em. Em kể cho tôi nghe trong những lá thư dài cả trang giấy những cảm nghĩ của em khi ấy, những cảm nghĩ đó thay đổi với thời gian, cái thời gian ba tháng còn lại của niên học và hai tháng hè. Tù nỗi lo sợ ban đầu, nó đã trở thành một sự tò mò tìm hiều, kế đó là một sự thích thú, rồi một sự nao nức chờ đợi. Và mọi chuyện xẩy ra thật suôn sẻ êm đẹp, em được báo tin rằng trường Trung học Gia Long trên Saigon bằng lòng nhận em vào lớp Đệ Thất. Lúc đầu em cũng chẳng biết Trường Gia Long là trường gì, hỏi Mẹ mẹ cũng chỉ biết đãi khái đó là một trường Trung Học Nữ lớn ở Saigon. Sau này em lân la đến nhà cô giáo của em mới được cô kể tỉ mỉ rằng đó là trường nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam. Năm đầu em lên Saigon, em còn nhớ Má, nên mỗi tháng một lần, bà lên thăm con vào một ngày chủ nhật. Em kể tôi nghe sao em mong tới ngày mẹ lên thăm đến thế, không phải vì những gói quà mẹ mang theo hay vì nắm giấy bạc mẹ dúi vào tay em, mả chỉ vì muốn nhìn mẹ cười, vuốt tóc mẹ, vuốt má mẹ và nói “Má ơi, con thương Má và nhớ Má quá à.” . Má nói cho em tiền để cho em ăn quà mà quả thật sao em thích ăn quà, và sung quanh trường Gia Long của em lại có bao nhiêu là hàng bán nào kẹo bánh, nào bánh ướt, nào đu đủ bò khô, nào bò bía, nào bò viên, nào sôi đủ loại, chưa kể đến những món chè, những loại kem mít nhãn dừa, và cả xe bán trái cây, ổi mít xoài đu đủ thơm… Rồi từ từ em lớn lên, ngày em càng cao, em trổ mã, trở nên một thiếu nữ xinh đẹp. Em không biết em xinh đẹp bao nhiêu, chỉ biết rằng các bạn em ganh tị với em về nết duyên nét dáng của em, ganh tị với em về nụ cười chúm chím, ánh mắt liếc nhìn thật gợi cảm. Ôi từ từ em ý thức được rằng thân thể em còn qúi hơn cả bộ óc, người ta xúm xít bên em, ca tụng em vỉ em đẹp chứ không phải vì em học giỏi. Vả lại khi vào đến Trường Gia Long, em đã thấy rằng em không còn là nhất nữa, xung quanh em là bao nhiêu cô gái xấu xí hơn em nhưng lại hăng say học hành, cũng thông minh, có khi còn hơn cả em nữa. Cố gắng tranh đua mãi nới các bạn trong trường, đến năm Đệ Tam, em buổng xuôi, hết còn ham ganh đua, hết còn muốn được coi là con bé thông thái nhất nhì trường. Đệ Tam, cái năm em mới lớn, năm đã xẩy ra cho đời em một biến cố tình cảm tạo nên một vết thương lòng không bao giờ lành, một sự say mê vụng trộm nhưng cũng là một tì vết trong cuộc đời tình cảm của một cô bé mới vừa hết tuổi dậy thì. Em kể cho tôi nghe câu chuyện của một mối tình thơ mộng của tuổi còn ngây thơ với bao nhiêu giây phút đẹp như mơ nhưng lại kết thúc bằng bao nước mắt và tủi nhục. Năm đó em đã thương một người hơn em hơn chục tuổi, một ông thầy giáo bạn của bố em. Ngày em lên Saigon học, bố em đã gửi gấm em cho H. một người Ba quen biết vì hai người đồng nghiệp và gặp nhau khi H. được bổ nhiệm về dạy tại trường tỉnh nhà. Tuy là đồng nghiệp nhưng H. thua ba em cũng cả 10 tuổi, và ngày H. đến chơi nhà em thì em còn là một đứa bé chưa mười tuổi. Về sau, nhờ quen biết sao đó H. đã được thuyên chuyẻn vể dạy ở Saigon. Do vậy mà ba em mới nhờ H. thỉnh thoảng đến thăm em, chăm lo săn sóc và giúp đỡ em khi cần. Những năm đầu, một hai tháng một lần, H. đến trường Gia Long đón em đi ăn phở hay đi ăn bánh ướt, hỏi han em việc học hành ra sao có gì khó khăn trở ngại gì, có gì cần “chú”giúp đỡ hay không. Và thông thường thì em nói với H. mọi chuyện học hành ăn ở trong nội trú đều bình thường không có gì em phải nhờ “chú”. Nhưng những năm sau, em lớn lên, em trở nên một thiếu nữ xinh đẹp, H. tới thăm em thường hơn, không chỉ để dẫn em đi ăn phở hay ăn bánh ướt như trước mà còn để đưa em đi xi nê, đi ăn kèm, đi dạo Bến Bạch Đằng, đi chơi Thủ Đức Biên Hoà, hay đi hái trái cây ở Lái Thiêu. H. đưa em đi coi những phim tình cảm như “Le Temps d’aimer et le Temps de Mourir”, “ Tant qu’il y aura des Hommes” , “Cleopatra”, “Ben Hur”, “Le Jour le Plus Long” và nhất là cuốn phim em nhớ đời tựa đề “ Un Jour Pas comme les Autres”. Hôm đó trong bóng tối của rạp hát, H. đã nắm tay em, nhìn vào đôi mắt đen láy của em, đã choàng tay qua vai em, kéo em sát vào chàng, H. đã hôn lên tóc em, hít hà nơi thái dương em, làm cho em bối rối, rung động. Lần đầu tiên trong đời em được một người đàn ông chú ý tới em, lần đầu tiên em đã có cái cảm giác lạ lùng, một cảm giác đê mê sung sướng, một sự rung động cùa cơ thể như thể một phản xa tự nhiên . Thấy em không phản ứng , H đã ôm đầu em và cuôi xuống hôn em và em đã nhận cái hôn đầu tiên trong đời em. Tuy H. không nói gì cả nhưng em biết H. đã yêu em và trong sự ngây ngất, trong một tình trạng xúc động, em đã cảm thấy hãnh diện được một người đàn ông chiều chuộng yêu thương. Trong trái tim em, em đã nhận thức rằng từ bấy giờ em đã lớn, em đã biết thế nào là tình yêu và em mến H. Rồi từ cái mến em đã yêu H. để rồi nhớ vòng tay, nụ hôn của H. Em đã nhận thức rằng tình cảm của H. dành cho em không còn là tình cảm giữa “chú cháu” nữa. Em biết rằng H đã muốn em là người yêu bé nhỏ. Ngồi sau chiếc Vespa, đôi cánh tay em đã ôm vai và eo ếch H. và thường ngả đàu vào lưng người đàn ông xưa kia là bạn của bố mình. Nhưng cũng có lúc em lại nghĩ rằng em đã đặt trái tim em sai chỗ, em đã để tình cảm bồng bột của em lấn át lý trí. Nhưng làm sao được, em tự bảo chưa, làm sao em kiểm soát được trái tim em. Một văn hào Pháp đã chẳng nói, “ Le coeur a des raisons que la raison ne connait pas” có nghiã là “trái tim có những lý lẽ mà lý trí không biết tới” hay sao? Những lá thư xanh của H. đã bắt đầu được dúi vào tay em mỗi khi chia tay để rồi tối chủ nhật và mỗi tối sau đó em bồi hồi xúc động mở ra xem, trong lòng rạo rực một nỗi vui khó tả. Lúc đầu, chỉ là những lá thư khen em đẹp, dễ thương, chưa chan chứa những lời yêu đương. H. nói nhớ em suốt tuần mong chờ đến ngày chủ nhật để đến đón em đi chơi, để thấy em, được bên em và hết cô đơn. H. đã cám ơn em đã mang lại cho mình những nỗi vui, và ý nghiã cho cuộc sống. Rồi dần dần là những lá thư nồng cháy những lời tình tứ, những lời nói lên những nhung nhớ khôn nguôi, những lời hứa hẹn chứa chan tỉnh yêu vả những lời nhắn nhủ. H. nói sẵn sàng đợi cho em xong tú tài thì sẽ xin hỏi em làm vợ. H. đưa ra những viễn tượng mà em vẫn mong đợi: lấy em về chàng sẽ vẫn để em đi học đại học và chờ đến nằm chót thì hai đứa mới có con…. Tối đến nằm giường, dưới ánh đền le lói chiếu vào từ chiếc cột đèn bên đường em còn đem những lá thư tình ra đọc để rồi con Uyển, bạn thân nhất của em, phải nghi ngờ hỏi:
Em bèn chối:
Tự nhiên theo phản xạ, em vội gấp là thư lại giấu nó dười gối và bằng một giọng bối rối em trả lời:
Tim em bỗng đập thình thịch, em bị con Uyển nói đúng tim đen nhưng cố lấy hết can đảm trả lời:
Em bỗng thấy có một lối thoát khỏi những câu hạch hỏi của con bạn. Em liền nói:
Câu nói của con Uyển làm thót tim em lại, em ngưng thở một lúc, chờ một phút cho hoàn hồn mới nói:
Thế là em phải đưa thư cho con Uyển xem sau khi bắt nó thề là phải giữ kín vụ này. Nhưng trên đời không có chuyện gì dấu được mãi. Không biết sao cuộc giao du giữa H, và em đến tai Ba em và Ba em kêu em về la cho một mach, bắt em thôi liên lạc với H. Đồng thời Ông viết thư cho H dọa đưa H. ra toà vể tôi dụ dỗ gái vị thành niên nếu không “buông tha” cho con gái ông. Thế là mối tình đầu của em tan thành mây khói. Nghe em kể đến đấy tôi tò mò hỏi:
Em giả vờ không hiểu:
Rồi em kể rằng sau đó vì nhớ nhung người yêu một phần, vì thấy cô đơn, buồn chán em lơ là việc học, nên điểm học điểm thi em xuống, và em càng mất tinh thần khi thấy các bạn em hăng say học tập và vượt qua mặt em vù vù. Thay vì chú tâm cặm cụi vào việc học trở lại, chẳng hiểu sao em bỗng hay mộng mơ, em bỗng thấy trong lòng em rộn lên những tình cảm là lạ. Đọc những bài phóng sự chiến trường, nhìn những hỉnh ảnh các anh lính chiến được gắn huân chương, xem những đoạn phim chiên tranh ác liệt, tiếng sung vang rền, tiếng bom đạn rơi xuống và nổ tung, hình ảnh những anh chiên sĩ cộng hoà xông pha tiến tới diệt quân thù đả làm cho tim em bồi hồi xúc động, làm cho em mơ mộng muốn làm một em gái hậu phương để ủng hộ tiền tuyến.Bóng dáng những chàng trai với vẻ mặt tuấn tú, oai phong trong bộ chiến y, bóng dáng những anh chiến sĩ anh hùng xông pha ngoài trận chiến, lăn lộn giữa làn lửa đạn, giữa sự sống và cái chết, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ quê hương đã lẩn quẩn trong tâm trí em từ lúc nào em không hay. Cuối năm đệ nhị, nhân một lần đi thăm và ủy lạo những anh chiến sĩ ở tiền đồn Phước Long, em đã quen một anh trung úy Dù. Vừa gặp nhau, hai đừa đã có cảm tình với nhau, em đã ngồi nghe anh kể chuyện đời lính của anh, kể từ khi anh bỏ trường đại học Luật để vào trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt, cho đến những khi anh ra trường, anh chọn đơn vị Nhẩy Dù và xông pha bao nhiêu chiến trường như Dakto, Krek, Snoul, Khe Sanh, Hạ Lào, Bình Long… Em nghe anh nói mà lòng em rung động, em thương anh vì anh đã phải trải qua bao mối hiểm nguy chết chóc, vượt núi băng rừng, sống chết qua bao nhiêu chiến trận, em nể phục lòng dũng đảm phi thường của anh , và cảm thông với anh khi anh nói với em rằng ngoải những đồng đội, anh chưa có ai để yêu, và những khi về phép, anh cảm thấy cô đơn khi đến những vũ trường và thấy bực tức trước sự nhởn nhơ ăn chơi của giới có tiền ở Saigon. Em ngây thơ hỏi anh:
Anh nhìn em cười, làm em mê mẩn cả người. Ôi sao cái nụ cười mỉm lại có thể dễ thương đến như vậy? Em bối rồi nhỉn xuống đât để tránh cái nhìn của anh, tránh đôi mắt to đen đầy nghị lực của anh.
Nghe em nói một hơi, anh chàng bèn cười và ngắt lời em:
Hơn một năm sau khi làm quen với anh chàng Trung Úy Nhẩy Dù đó, và cũng sau khi em đã đậu tú tài, một đám cưới đã được tổ chức tại quê em, em đã trở thành một người con gái hạnh phúc nhất trên thế gian vì đã lấy người yêu lý tưởng của em. Hai đứa đã đi sống tuần trăng mất ở Đàlạt và Nha Trang là những nới em chưa bao giờ tới. Sau đó anh chàng Trung Úy Nhẩy Dù chổng em lại trở về với đơn vị của mình còn em thì về ở với gia đình ba má chồng ở Saigon. Em ghi danh học trường Luật nhưng chưa thi được kỳ thí cuối năm thứ nhất thì em đã sanh đứa con đầu lòng, một đứa con gái sau này lớn lên cũng đẹp như mẹ vậy. Và sanh xong đứa con, em bận bịu nuôi nó nên cũng hết đi học Luật. Lấy chồng chiến binh, em đâu mấy khi được ở bên chồng. Mang nặng để đau nhưng em đâu được hưởng bao nhiêu thú vui, bao nhiêu tình tự yêu đương? Em kể cho tôi nghe những thèm muốn của người thiếu phụ tuồi mới hai mươi một năm chỉ được gặp chồng có dăm ba lần, chồng về chưa kịp thỏa mãn những khao khát của em thì đã phải ra đi. Nhiều khi em thèm muốn một đàn ông ôm em, nựng em, hôn em, thèm muốn bàn tay mơn trớn cơ thề em, thèm được ghì chặt, thèm bấu víu, được có những cãm giác sung sướng đê mê. Không được thoả mãn bao nhiêu mà cứ chồng về em lại có bầu, năm sau em lại có thêm một đứa con trai, nhiều lúc em thấy số em vô phúc, lấy chồng chỉ để đẻ con và nuôi con mà thôi, chẳng được vui hưởng chi hết. Lấy chồng được ba năm thỉ Miền Nam mất, chồng em phải đi tù mút mùa, em ở nhà chồng chẳng có gì vui nên em theo mấy đứa bạn thân đi sinh hoạt với nhóm luật gia, mặc dủ em chỉ học có một năm Luật. Em xung phong làm những công việc trong ban tiếp tân và em đã có cơ hội làm quen với tất cả những người đến sinh hoạt nơi đây. Vì em còn trẻ mà lại kiều diễm nên cũng có bao nhiêu anh chàng bu quanh em tán tỉnh. Một người trong đám này là Quang, con một thương gia giầu có nổi tiếng trước kia khi miền Nam chưa rơi vào tay Cộng Sản. Quang mặc dù đã trên ba mươi nhưng vẫn chưa vợ con. Chẳng bao lâu Quang và em đã từ quen biết đến thân thiết và có những quan hệ yêu đương. Vì có tiền nên hai đứa thường hẹn hò gặp gỡ nhau lén lút – vì dù sao em vẫn là gái có chồng – tại những khách sạn sang trọng để ân ái, tránh được con mắt dòm ngó của người đời và của cả của bố mẹ chồng. Cuộc tình lén lút kéo dài hai ba năm trời, em được hưởng những giấy phút hạnh phúc nhớ đời. Nghe em kể tới lúc này tôi tò mò hỏi em:
Năm 1978, em và hai đứa con bé đã đi vượt biên củng với hai vợ chồng người em gái và sau bốn ngày lênh đênh trên Biển Đông đã được một chiếc tàu vớt đưa về trại tị nạn Songkha bênThái Lan, nơi đây em phải ở bốn tháng trời trước khi được một nhà thờ Lutheran bảo trợ và cho đi định cư tại một tỉnh nhỏ ở miền nam Arkansas. Trong ba năm em đã được nhà thờ cho gửi hai đứa con nhỏ tại nhà trẻ của nhà thờ trong khi em ghi danh đi học tại đại học cộng đồng năm đầu em chú tâm học tiếng Anh và hai năm sau em học ngành Cung cẩp dịch vụ Xã Hội (Social Services) và thực tập ngay tại cơ quan thiện nguyện giúp người Đông Nam Á của nhà thờ. Sau ba năm ở cái tỉnh nhỏ nơi khi ho cò gáy, em liên lạc được với một người bạn cũ ở Gia Long di tản năm 1975 và sinh sống ở một thành phố lớn của tiểu bang Louisiana, và em nghe theo nó di chuyển sang sống từ năm 82 tới giờ tại Louisiana là nơi có nhiều người Việt. Nhờ có bằng cấp về khoa cung cấp dịch vụ xã hội, em được thâu nhận vào làm trong một cơ quan từ thiện lớn, em làm phụ tá cho một ông giám đốc người Mỹ đặc trách những hồ sơ tị nạn của những người đến Mỷ. Vào những năm đầu của thập niên 80, làn sóng người vượt biển lên cao, cơ quan thiện nguyện nơi em làm cần thêm nhiều nhân viên người Việt, em được giao trách nhiệm tuyển mộ người có khả năng giúp đỡ những người tị nạn mới tới. Và trong một buổi họp mặt bạn bè tại nhà cô bạn Gia Long, em được Cường, một cựu sĩ quan cấp tá trước làm trong Hiến Binh, trông chững chạc già dặn, hơn em cũng cả chục tuổi, làm quen vì thấy em vừa trẻ vừa xinh đẹp mà lại không chồng. Cường đã thoát khỏi Việt Nam vào những ngày chót của tháng Tư năm ấy, trong lúc nguy khốn chàng để gia đình ở lại đàng sau. Cường đi bán bảo hiểm nên luôn luôn chải chuốt, ăn bận lịch sự, ở nhà riêng, lái xe hơi mới tinh, làm cho em chịu ngày từ khi mới gặp. Sau đó Cường hay lui tới nhà thăm em vì biết em đơn chiếc, hay cho em và các con quà này nọ, và mỗi cuối tuần chàng đến đón em và các con, đưa đi xi nê hay đi sở thú, đi shopping, đi ăn uống. Khỏi nói ra ai cũng biết chàng hào hoa phong nhã nên chẳng bao lâu sau đã lấy được trọn trái tim em. Đến đây tôi thấy số phận em long đong, tôi nhớ khi mới quen em viết một câu trong một bức thư gửi cho tôi mà giờ tôi chỉ còn nhớ mang máng, “Anh biết không, vì em có sắc đẹp mặn mà lại hiền lành nữa nên số em vất và long đong, em đã phải trải qua nhiều người đàn ông trong đời, ‘hồng nhan đa truân’ mà anh.”
Trong những lần chuyện trò qua làn sóng điện tử sau đó em kể chuyện về người chồng sau cùng. Ông này có duyên với em nên ở với em lâu hơn. Hai người cũng đã gặp nhau từ lâu trong những buổi họp tại nhà cô bạn Gia Long nhưng vì hiền lành và nhút nhát hơn nên Long không lấy được lòng em và chịu nuôi mối tình kín cho đến khi Cường và em thôi nhau, sau đó mới tiếp tục theo đuổi em trở lại. Tôi nghĩ sao trên đời lại có thể có những người kiên trì như vậy, và người như thế ắt phải là người chồng tốt. Và quả đúng như vậy, em nói em được sống vui vẻ hạnh phúc gần hai chục năm bên anh chồng này. Tôi hỏi em hai người có con với nhau hay không, em nói anh ấy không muốn vì em đã có hai đứa con riêng, anh ta rất sung sướng khi được làm cha hai đứa này.
Như vậy kể từ khi anh chồng sau cùng chết, em nhận thấy số phận em long đong - em đã có lần nói với tôi rằng trong cả cuộc đời em suốt bao nhiêu năm trời em “con thuyền không bến” – em bèn nghỉ làm manager ở cái cơ quan thiện nguyện tính để “rest and enjoy life” (nghỉ ngơi và hưởng đời). Em viết cho tôi “Nhưng anh biết không em chỉ rest thôi chứ ‘enjoy life’ thì không và em thấy buồn và cô đơn lắm. Em đi du lịch với các bạn nhưng lúc nào cũng thấy lẻ loi…” Có lần tôi hỏi em, em vẫn còn trẻ đẹp, làm sao không có những người theo đuổi, thì em trả lời rằng đàn ông bu quanh em thiếu gì, nhưng đa số có gia đình rồi “như anh”, còn một vài người “available” (độc thân, chơi được) thì không hạp. Tôi lại nói, chắc tại em khó, em đòi hỏi, em muốn trèo cao? Em lại trả lời rằng không phải em muốn trèo cao, nhưng tất nhiên em phải chọn lựa, em muốn tìm một người học cao hiểu rộng, đã từng trải, có nhiều kinh nghiệm ở đời, có lòng vị tha, thương người, một người em có thể vừa kính trọng vừa thương, một người để em tâm tình, và nhất là người ấy phải hiểu em và thành thật thương em. Người đó phải thông cảm những nỗi khổ của em trong cuộc đời. Kể lể như vậy xong em phết cho một câu làm cho tôi vừa vui vừa cụt hứng, “Anh là mẫu người lý tưởng em muốn, nhưng rất tiếc em lại thể không có anh được.”
Tôi cắt ngang không cho em nói tiếp:
Với thời gian trôi qua tháng này sang tháng kia, tỉnh cảm của Hường đối với tôi ngày càng thắm thiết. Rồi một hôm em đề nghị đến thăm tôi cho biết “hình dáng” tôi ra sao? Em nói em muốn so sánh con người thật với ảo ảnh về con người tôi mà em nuôi dưỡng trong tâm trí em từ bấy lâu nay. Em gửi cho tôi một tấm hình của em, một tấm hình em chụp “cách đó một năm khi em đi ăn đám cưới một đứa cháu.” trong bộ áo dài màu đỏ thắm. Em ngồi trên một chiếc ghế, phiá xa đàng sau là cô dâu chú rể, trông em già dặn, em khá đẹp, mái dóc cắt ngắn chải chuốt vỉ em đi ăn cưới, cổ đeo chuỗi hạt trai to, thật hay giả tôi không biết. Em trang điểm phấn son kỹ lưỡng, đôi mắt em đen láy như hai hột nhãn, miệng nhỏ chum chím cười mỉm trông thật dễ thương. Nhìn tấm hình em gửi, tôi càng háo hức muốn gặp em và tôi nuôi ý định đưa em đi chơi những đâu, tính trong đầu bên em tôi sẽ làm gì. Lòng tôi nôn nóng muốn biết chừng nào em đến thăm tôi ở cái tỉnh nổi tiếng là đẹp, nhiều du khách tới thăm viếng chỉ vì chiếc “Cầu Vàng.” Em cũng từ một thành phố đẹp không kém, tôi chưa có dip đến bao giờ nhưng đã từng nghe tiếng, thành phố của em hàng năm có lễ hội Mardi Gras, có khu French Quarter, có quán bánh mì muffuletta ngon hết xẩy, có quán cà phê lừng danh “Cà Phê của Thế giới”, có con sông Mississipi chảy qua, con sông thơ mộng nơi những cặp tình nhân vào mùa hè tới ngồi dưới những tàng cây to lớn để ôm nhau hôn hay nhìn nước trôi lững lờ. Tôi cũng thèm một ngày nào đến đó thăm em và thăm con sông của những đôi tình nhân này. Tôi đã tưởng em nói chơi đâu dè một hôm tôi nhận được một điện thư của hãng máy bay do em nhờ chuyển tin thông báo chuyến bay và ngày giờ em đến. Cùng một lúc là một điện thư khác em nói em sẽ bận quần jean đen và một áo mầu đỏ cho tôi dễ nhận diện. Em nói chắc tôi không dè em làm thật và hỏi có nôn nóng gặp em hay không, có vui khi được biết em sẽ đến với tôi, và có thương em hơn tí nào hay không. Tất nhiên là tôi nói tôi rất vui khi biết sắp sửa được gặp em, tôi nôn nóng lắm và sẽ đếm từng ngày cho đến ngày em tới thăm tôi. Tôi nói tôi cám ơn em vô ngần và hứa sẽ đền đáp lại bằng mọi cách để em sẽ nhớ cuôc gặp mặt này suốt đời. Từ hôm đó chúng tôi trò chuyện với nhau qua mạng như hai người tình đã yêu thương nhau từ lâu. Chúng tôi nói với nhau những chuyện thầm kín nhất, thổ lộ cho nhau nghe những bí mật, cùng đặt nhiều kế hoạch cho những ngày chúng tôi ở bên nhau. Em đồng ý cho tôi ôm hôn em ngay từ khi gặp nhau ở phi trường, đồng ý bận một chiếc váy rộng màu đen thay vì bận quần jean để tôi có thể “muốn làm gì em thì làm một khi em ở bên anh” vì em nói từ khi gặp nhau em là của tôi, em sẽ là một con cừu nhắm mắt đi theo tôi lả người đi chăn, tôi nói gì em cũng sẽ vâng lời, tôi muốn gì em cũng sẽ chiều. Em nói “chỉ vì em yêu anh.” Nhưng có một điều lạ lùng là em nói rằng em sẽ chỉ đến với tôi một lần mà thôi để chứng tỏ tình yêu chân thật của em, đề chứng minh với tôi rằng em có yêu tôi tha thiết, yêu như chưa bao giờ yêu, yêu hơn cả những lần em yêu trước. Tôi không để ý đến câu em nói em sẽ chỉ đến với tôi một lần và tôi coi đó như chỉ là một câu nói bồng bột và rồi ra em sẽ nghĩ lại, em không thể chỉ đến với tôi một lần như em nói vì không lẽ sau đó em lại có thể quên tôi dễ dàng như vậy. Vả lại, có lý do gì mà em lại chỉ đến với tôi một lần? Thật là một sự vô lý, tôi hỏi đi hỏi lại tại sao em nói như thế và em chỉ trả lời rẳng rồi ra tôi sẽ hiểu. Rổi như để cho tôi an tâm phần nào, em bảo mặc dù một lần đến với tôi nhưng em sẽ giữ một ấn tượng đẹp mãi mãi trong tâm trí em, tôi sẽ mãi mãi trong tim em vì em sẽ mãi mãi yêu tôi. Tôi không tin những lời nói của em, tôi nghĩ em lãng mạn, em mơ mộng cho nên em nói như vậy, và nếu em thôi tôi thì tất yếu cuộc tình của chúng tôi phải chấm dứt, vì em không thể sống cô đơn trong nỗi buồn và sự vô vọng. Em đến thăm tôi hai ngày, thêm nửa ngày tôi đến phi trường đón em rồi đưa em ra bờ biển ngồi chơi và một buổi sáng tôi tiển đưa em, trong lòng buồn vô tả, như thể tôi biết tôi sẽ mất em, mất em vĩnh viễn. Ngày em đi tôi cứ nắm bàn tay em, tôi kéo em sát vào người tôi, hôn lên má em liên hồi. Không hiểu sao em không tỏ gì vẻ buồn, chắc em đã định sẵn như thế, cuộc vĩnh biệt này đã được em sắp đặt trước. Em nhìn vào đôi mắt tôi, nhìn tôi cười gượng với em, em nói:
Rồi đến giờ em phải vào bên trong phi trường. Tôi nhìn em đi vào hàng người lần lượt tiến tới điểm kiểm soát người và hành lý mang theo. Em ngoái cổ lại thấy tôi, ra dấu bảo tôi về. Nhưng tôi bịn rịn đứng đó nhìn em qua thủ tục kiềm soát để rồi biến mất sau đó…. Những lá điện thư tôi gừi cho em sau này, em không trà lời. Để rồi em như biến khỏi cái thế giới ảo, tôi không còn thấy em trong phòng chuyện trò qua mạng và hộp thư điện tử của em cũng bị đóng, thư tôi gửi đi đều bị trả lại. Em đã đi qua đời tôi chưa đầy một năm trời, sống với tôi những giây phút thật ngắn ngủi để rồi biệt tích…. Hướng Dương txđ
|