![]() |
Trang Web Hướng Dương Txđ |
![]() |
Câu Chuyện Một Người Con Gái Đi Tị Nạn |
Hương sinh ra và lớn lên bên Lào măc dù em là người Việt. Cha mẹ em đã sang nước láng giềng này lập nghiệp vào những năm năm mươi, sau ngày đất mẹ chia đôi, phần trên là chính thể Cộng Sản và phần dưới Quốc Gia. Năm nay em đã bốn mươi lăm tuổi và đã sinh sống bên Ý Đại Lợi gần ba chục năm. Em đã lấy chồng Ý vì bên ấy kiếm chồng Việt quá khó. Trông em vẫn trẻ đẹp, có lẽ vì em vui tính, hay cười, ít suy tư, không biết buồn khổ là gì. Có lẽ cả đời, ngay cả những lúc khó khăn nhất, em cũng không khóc hay cảm thấy khổ sở. Em nhí nhảnh như một cô gái tuổi hai mươi hơn, vừa nói vừa cười, duyên dáng làm sao. Em kể cho tôi hay rằng khi em còn nhỏ, em tinh ranh và hay cùng những đứa bạn trốn học đi chơi. Người em bé nhỏ xinh xắn, khá đẫy; tôi đứng bên em sao muốn ôm em vào lòng và hôn em trên tóc. Chỉ tiếc em có liên hệ gia đình với mình, làm thế không phải. Ngồi trên chuyến xe lửa đi Venezia, tôi nói chuyện với em lần đầu, em kể cho tôi những gian truân của những ngày em mới mười lăm, mười sáu, khi Cộng Sản cướp được chính quyền tại Viên-Chi-An. Cha mẹ em đã phải bỏ nơi em chôn nhau cắt rốn là thành phố Lu-Ăng-Pơ-Ra-Băng để đi về sinh sống nơi ngoại ô thủ đô Viên-Chi-An. Sau này em mới biết rằng mục đích của cuộc di chuyển này là để cho gia đình em đến sống nơi gần biên giới, đợi lúc thuận tiện thì trốn đi sang bên Thái. Viên-Chi-An chỉ cách biên giới có chừng vài chục cấy số theo đường chim bay. Ở những vùng biên giới, trốn đi sang đất Thái rất dễ dàng, và những thanh niên khỏe mạnh thường hay bỏ nhà ra đi một mình sang bên kia biên giới bằng cách bơi qua con sông Cửu Long. Gia đình em ngoài ba mẹ còn chín anh em, đều còn nhỏ vào cái thời âý, đi tản cư sao thấy quá khó nhọc. Kỷ niệm vui của những chuỗi ngày buồn khổ đó là nhà người hàng xóm người Tàu mà em hay mò sang xem ông giết heo và mổ ra để bán cho những người sống trong vùng lân cận. Tiếng heo rít lên vang cả một khung trời khi bị chọc tiết, máu heo tuôn ra cả thau lớn, thau nhỏ, trông thấy mà hãi hùng, màu máu đỏ như mầu chế độ Cộng Sản tàn bạo gian ác. Hình ảnh ấy đã đi xâu vào tâm khảm em cùng với bao nhiêu hình ảnh ghê rợn khác mà em đã phải chứng kiến vào cái tuổi thơ ngây khi đang dậy thì, cái tuổi đáng lý ra em phải sung sướng, nếm mùi yêu đương và mơ mộng. Chiếc xe lửa đã đến nhà ga thành phố Milano. Chúng tôi vội vã xuống bến và len lõi giữa đám đông để đi tìm bảng chi dẫn những đường xe đi. Tôi vừa đi vừa ôm đít bên phải, nơi có cái ví vì bọn móc túi chầu chực những lúc mình sơ hở để làm việc. Ý cũng như Pháp là những nơi, không giống Hoa Kỳ, có tệ nạn móc túi lộng hành. Hương lại nơi có bảng chỉ dẫn lộ trình và em đã tìm ra nơi chuyến xe đi Venicia sẽ khởi hành. Chúng tôi nhìn những tấm bảng có ghi những số to lớn, 15, 16, 17, 18 và đi qua những bến ấy để lên chiếc xe lửa tốc hành có chiếc mũi nhọn và thon dài. Đây là một loại xe lửa hạng sang nên các ghế ngồi đẹp và tiện nghi hơn con tàu thường. Trên tàu có cà toa phòng ăn và toa bán hàng ăn uống. Khi đến giờ, con tàu lao đi vùn vụt. Tôi ngồi trước mặt Hương nghe em kể tiếp câu chuyện dở dang. Kể từ ngày Cộng Sản lên nắm chính quyền, rất nhiều gia đình đã tìm đường trốn đi sang đất Thái bằng cách vựơt qua con sông Cửu Long. Vào mùa hè, khi nước cạn, kẻ đi trốn có thể lội bộ đi băng con sông, trên đầu đội những túi đồ mang theo hay để những em bé ngồi trên vai. Tuy nhiên nhiều nơi nước chảy mạnh lôi cuốn cả người đi, gây ra cảnh chết đuối cho đàn bà và con nít. Nhiều dân ở vùng cận sông Cửu Long biết rành địa thổ đã làm nghề đưa đường kiếm sống. Hương nhớ, vào những ngày đó, bao nhiêu thanh niên đã can đảm bỏ nhà ra đi tìm tự do một mình. Họ đã cùng các bạn đi băng rừng, trốn tránh những tên lính gác, để đi tìm tư do. Thật là một hành động can đảm, nhưng đối với em, đó cũng chỉ là chuyện bình thường. Chính em cũng đã cùng với một cô bạn khác và hai thanh niên trốn đ,i nhưng không thoát, vì khi thấy binh lính Cộng Sản trấn đóng trên con đường cả nhóm đang đi, các em đã hoảng sợ và trở về. Năm 1978, gia đình em quyết định ra đi như bao nhiêu gia đình khác. Bố em quyết định trốn đi trước cùng với em, mẹ em và các đứa con kia còn nán ở lại xem tình hình bố em và em đi có thoát không đã. Thế rồi vào một đêm có trăng soi sáng cả vùng trời bao la, lúc khoảng một giờ đêm, ba em sách chiếc tay nải lớn mà mẹ em đã khâu và chất chứa những gì cần thiết cho hai bố con ra đi tìm tự do. Năm ấy bố em tuổi đã quá năm mươi, nhưng ông vẫn còn khoẻ mạnh. Người dẫn đường, một người Lào không biết nói tiếng Việt, đến tận nhà em đưa hai bố con em đi. Nhóm ba người khởi hành sau khi ba em trao tiền cho người dẫn đường và như thế đôi cẳng nhỏ bé của em đã phải cố gắng đi theo bước chân thoăn thoắt của hai người đàn ông lớn, đi hết quãng đường hàng mấy chục cây số và băng qua khu rừng rậm rạp để đến một con sông nhỏ. Vào cái tuổi mười sáu hơn, em còn đủ ngây thơ để thấy rằng cuộc đời vẫn còn đẹp mặc dù những trớ trêu của cuộc sống do hoàn cảnh gây ra. Em thấy thích thú khi được đi mạo hiểm và em không thấy sợ hãi vì em nghĩ có bố em bên mình. Vả lại, cuộc ra đi đó rất may mắn, không hề gập khó khăn nào cho đến khi ba em và em đến được một chiếc chòi bên bờ sông. Trời đã ửng sáng và khi hai cha con vào nhà thì đã có một gia đình người Việt khác, gồm một người mẹ và ba đứa con trai nhỏ tuổi mươi, mười hai. Sau khi dừng chân nghỉ khoảng nửa tiếng, ba em theo người dẫn đường và gia đình người đàn bà kia xuống bờ sông để lên chiếc thuyền nhỏ đi tiếp đến vùng biên giới Thái. Chiếc thuyền nhỏ chòng chành một phút rồi lấy lại thăng bằng. Người lái đò, một người Lào trung niên bắt đầu chèo con thuyền ra giữa sông. Tên dẫn đường nhìn ba em và người đàn bà kia rồi dõng dạc nói:
Tên dẫn đường đã lấy tiền đủ của ba em rồi, trước khi nó đưa ba em và em đi! Bây giờ nó lại giở chứng đòi thêm tiền nữa. Ba em làm gì có tiền mà đưa cho nó vào lúc này? Nó mà không đưa đi cho đến nơi thì lắm chuyện, vì ba em và em sẽ lại phải trở về. Đì được nửa đường rồi, thật là phí công toi! Mà em thì vẫn ao ước ra đi, vì bên kia biên giới có bao nhiêu đứa bạn của em đã đi trước. Chúng nó mà gập lại em chắc sung sướng lắm! Đất tự do tha hồ ma vui chơi thỏa thích. Vả lại em muốn đi Mỹ, đi Pháp xem những tòa nhà chọc trời. Em muốn xem Paris nơi có bao cảnh đẹp mà em chỉ đựơc thấy trong phim xi nê hay trong sách vở. Paris, la ville de Lumiêre, thành phố của ánh sáng, em mơ ước đến đó để đi trên đại lộ Champs Elysées, đi xem tháp Tour Eiffel, và nhất là ăn kem và bánh ngọt. Em vẫn thích ăn bánh ngọt mà lâu lắm em đâu có được ăn? Ngày em còn nhỏ, bố em thường đưa em đi ra tiệm Pâtisserie Francaise ở Lu-Ăng-Pơ-Ra-Băng ăn kem dứa và choux à la crème.
Tiếng ba em nói làm em trở về với thực tế. Tên dẫn đường với đôi mắt lấm la lấm lét nhìn sang phía người đàn bà. Chồng bà đi đã lâu rồi, có lẽ đã đến đất Thái nhưng sao không thấy có thư về? Bà nóng lòng nóng ruột muốn đi tìm xem hiện tình ông ấy ra sao. Hay lại đang bay bướm với một nàng Lào, nàng Thái nào, quên cả bá vợ xồn xồn này rồi? Cả mấy năm rồi bà mong đợi có ngày được gập lại ông chồng. Vắng ông, bà thấy thiếu thốn làm sao!
Người đàn bà cũng không phải là tay vừa. Bà nói:
Tên khốn nạn xấn tới:
Ba em đứng dậy, nắm tay tên dẫn đường giữ hắn lại và nói:
Tên kia quay lại nhìn ba em, nguôi bớt cơn giận, nhưng vẫn còn tức tối:
Người đàn bà lườm tên dẫn đường một cái dài, rồi lấy từ chiếc ruột gà đeo nơi bụng một mớ tiền Thái. Bà đếm, miệng lẩm bẩm, rồi đưa cho nó mấy tờ giấy bạc còn mới tinh.
Tên Lào nghe thế thấy hoảng, bèn im tiếng. Hắn đưa một ngàn cho tên lái đò và bỏ túi một ngàn. Người lái đò cho nổ chiếc máy đuôi tôm và chiếc thuyền lao đi vùn vụt. Gió sông thổi mát rười rượi và nước sông bắn tung tóe cả vào mặt em. Em cảm thấy một niềm sảng khoái tràn đầy lan khắp người. Còn vài tháng nữa em sẽ tròn mười sáu tuổi, cái tuổi của người con gái quá dậy thì, bắt đầu lớn, bắt đầu biết yêu đương. Nhìn những thanh niên đẹp trai vạm vỡ, em đã bắt đầu biết quyến luyến, trong cơ thể em đã thấy rạo rực lạ thường. Những khi đó, em chỉ biết mỉm cười một mình, và vì là con nhà tử tế, em tự cảm thấy hơi xấu hổ. Em không dám nói với ai những cảm xúc thầm kín của mình. Dường như mẹ em biết em đã lớn nên cho em đi theo ba để săn sóc cho ông. Mẹ em rất tận tụy với gia đình; măc dù bận bịu với chín đứa con nhưng bà luôn luôn dành thì giờ để chăm sóc bố em một cách tận tình. Sau bao nhiêu năm, bà vẫn thuơng ông như thuở ban đầu. Trời đã xế trưa, nắng đã bớt gay gắt. Gió sông vẫn thổi lồng lộng. Chiếc ghe đã ra khỏi con sông nhỏ từ lâu và đang chạy trên sông Cửu Long mênh mông bát ngát. Lúc nãy ba em hỏi tên dẫn đường và nó cho hay chì còn vài tiếng nữa là đến nơi đổ người xuống đất Thái. Chiếc ghe đã đi khoảng bấy tám giờ rồi và mỗi khi có ghe lớn đi tới, cả tên dẫn đường lẫn ba em phải nằm rạp xuống và người lái ghe tắt chiếc máy đuôi tôm và dùng mái chèo để ngụy trang làm ghe người địa phương. Những lúc ấy tim em đập mạnh vì hồi hộp nhưng rồi mọi chuyện cũng trôi qua êm thắm. Nhờ đi ghe nhỏ ít người nên cũng đã tránh bớt được sự nghi nghờ của bọn lính Cộng sản. Tới chiều hôm đó, chiếc ghe đậu lại tại một bờ sông hoang vắng bên đất Thái và tên dẫn đường bảo ba em là cứ đi thẳng vào bên trong đất liền sẽ có người tiếp đón đưa vào trại tị nạn. Quả nhiên sau khi đi vào sâu khoảng một tiếng đồng hồ thì bọn em gặp lính Thái, chúng đưa chúng em về một trại tị nạn gần biên giới, nơi tiếp đón những người Lào, Hmong, và một số ít người Việt từ bên Lào trốn qua. Những ngày ở đấy cũng ngắn ngủi vì chỉ sau đó hơn một tháng thì ba em và em được đưa đến một trại tị nạn lớn ở Si-Khiu thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima. Thời gian ở trại tạm cư cũng buồn tẻ, chẳng có việc gì làm ngoại trừ hằng ngày nấu nồi cơm cho ba và em ăn và đi tắm giặt nơi con suối gần đó. Những lúc đi tắm là những lúc làm em khó chịu nhất vì em cứ bị một người đàn ông theo em và y cứ nhìn em chằm chặp, ngay cả những lúc em nấu cơm hay giặt rũ nữa. Lần đầu trong đời, em ý thức được rằng em đã trở thành một đối tượng cho đàn ông, và sự khó chịu xen lẫn với một cảm giác lạ nó làm cho em đỏ mặt, làm cho tim em đập nhanh hơn trong lồng ngực và như thể máu lưu thông nhanh hơn trong người em. Em đã bắt đầu nghĩ vu vơ và kể từ những ngày ấy, em thích nhìn những thanh niên cao lớn, vạm vỡ, và đẹp trai ở xung quanh em. Và như thiên định, em gặp một thanh niên người Lào cao lớn có vẻ mặt tuấn tú. Em được anh ấy lân la gần em làm quen và sau này cứ theo em khắp nơi. Những ngày trong trại bắt đầu từ khi có Vi-Chanh bớt tẻ buồn và lúc đầu em không hiểu vì sao anh ấy lại có nhiều tiền, anh hay cho em để em đi chợ ở nơi làng gần đó mua thêm thức ăn cho ba. Vi Chanh thường đến căn chòi nơi em ở với ba để tán tỉnh và ve vãn em. Em thấy thương anh ta một chút vì anh ấy tốt với em, giúp đỡ em mọi chuyện trong trại, nơi đấy anh quen cả bọn lính Thái. Sau này em mới biết được rằng anh ta làm cái nghề nguy hiểm là đưa những người đi trốn từ đất Lào sang trại tị nạn này. Có lần Vi-Chanh hỏi ba em có cần anh giúp đưa mẹ em và các em em sang đấy hay không, nhưng ba em nói đã nhờ người dẫn đường cũ rồi và cám ơn lòng tốt của anh. Người đàn bà đi cùng chuyến đò thấy Vi-Chanh cho em tiền, dở chứng nằng nặc đòi tiền em; con mẹ đó nói rằng nếu nó không đưa thêm hai ngàn cho tên đưa đường thì giờ này ba em và em cũng không ở nơi đây. Cuồi cùng, Vi-Chanh phải đưa cho con mẹ đó tiền để nó khỏi làm phiền em. Chiều chiều, Vi Chanh và em thường nắm tay nhau đi chơi xung quanh trại. Anh đưa em đến những quán nước ăn chè, kẹo bánh, hay uống cà phê. Em không hiểu có phải vì em uống cá phê từ hồi đó hay không mà sau này em nghiện uống cà phê, nhất là từ ngày em sang Ý Đại Lợi, nơi nổi tiếng có cá phê ngon nhất thế giới. Nói đến cà phê, em bỗng chợt nhớ ra rằng từ sáng đến giờ đó, em chưa có giọt cá phê nào vào bụng. Chúng tôi đã dậy rất sớm, lúc 5 giờ 30 sáng đi đến Pavia để lấy xe lửa đi Milano, và tính đến Milano thì uống cà phê ăn sang, nhưng không kịp vì bọn tôi muốn cố gắng đi Venicia sớm. Từ Milano đến Venicia phải mất gần ba tiếng và em nói rằng em muốn tôi tận hưởng những giây phút ở Venicia.
Hương kéo tay tôi đi sang toa bán hàng ăn. Trước chiếc quầy bán và ngay tại những bàn nhỏ, những ông bà người Ý ăn mặc sang trọng đang ăn sang. Chúng tôi ăn croissant và uống cà phê. Tôi nhìn em ngồi trước mặt. Trông em không ai bảo em đã có chồng. Em tươi vui và nhí nhành như còn con gái. Chồng em Alfredo, một anh chàng người Ý đẹp trai, thương em và cho em tự do hoàn toàn. Em đi làm gần nhà mẹ em, cách xa nhà chồng em cả 60 cây số nên thường hay ở lại nhà mẹ, chỉ cuối tuần mới về nhà chồng. Ở nhà mẹ, em thấy em vẫn còn là đứa con gái như xưa, vẫn được mẹ nuông chiều, được ăn cơm, ăn phở, ăn bánh cuốn mẹ làm, không phải ăn những món pasta italiano mà lúc mới ăn thì ngon nhưng ăn mãi thành ngán. Hương từ nhỏ đến lớn vẫn là đứa bé vô tư lự. Em chỉ huởng những cái vui, những cái gì bận tâm, những gì có thể làm cho em buồn, em bỏ sang một bên. Nhìn em nói, em cười tươi, em làm những điệu bộ rất dễ thương, tôi nghĩ anh chồng Alfredo của em tất nhiên phải lấy làm sung sướng có được em làm vợ. Em yêu chồng em nhiều lắm và chắc em cũng đa tình như những người đàn bà Ý, nếu không hơn thì cũng không kém. Một ngày bên em, tôi thấy em gọi điện thoại cho anh chàng bốn năm lần, nói nói cười cười như thể hai đứa còn là tình nhân chứ không phải là vợ chồng. Em nói với Alfredo:
Alfredo trả lời đùa:
Hương còn một đam mê khác là chơi lotto. Em mua báo Lotto hàng tuần và nghiên cứu các con số như một chiêm tinh gia nghiên cứu số mạng con người. Người em gái của Hương trách móc:
Hương chẳng để tâm những lời chỉ trích của người em. Em chỉ cười xoà. Đã có lần em hỏi tôi:
Em vừa nói vừa lấy tay phải làm dấu hiệu gạt những ưu phiền sang một bên. Chẳng như thế, sao em cứ vui cứ trẻ mãi? Trái lại, người em gái của Hương thì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến trách nhiệm và bổn phận, trán nàng đã có những vết nhăn.
Có một điều lạ là cả hai chị em đều gọi nhau bằng chị và xưng bằng em. Lúc mới gặp tôi bối rối không biết ai là chị ai là em! Hai chị em khác hẳn nhau về cả tính tình lẫn vẻ mặt. Hương thì giống mẹ, còn người em, Ngọc thì giống bố. Tất cả mọi công chuyện trong nhà đều do Ngọc lo và chu toàn. Bà cô tôi đã một lần nói với tôi:
Quả thật, tôi chưa thấy một người con gái nào đảm đang và lo lắng cho gia đình như Ngọc. Tôi nghĩ thầm, “Ai may mắn lắm thì lấy được cô ấy!”
Hương trêu chọc người em gái. Nhưng tôi thấy hai chị em rất gần gũi và thương yêu nhau. Hai người có hai quan niệm sống trái ngược nhau, thật đúng là “bố mẹ sinh con, trời sinh tính.” Một người đi tìm hạnh phúc cho chính mình mà không làm phiền gì đến người khác. Người kia thì đi tìm hạnh phúc cho người khác và hy sinh bản thân mình. Sau khi ăn sáng xong, chúng tôi lại trở về ghế nơi chúng tôi đã ngồi. Chiếc xe lửa tốc hành lao đi vùn vụt trong lớp sương mù nhẹ của buổi sáng. Những ngày tôi thăm nước Ý, rất may không bị mưa, trời tương đối nắng tốt. “Mấy hôm trước trời mưa nhiều! Thế là anh hên lắm đấy!” Trời đầu tháng tư cũng vẫn còn hơi lạnh nhưng cũng không lạnh gì nhiều hơn ở thành phố San Francisco của tôi. Quang cảnh nước Ý cũng không khác miền nam nước Pháp gì nhiều. Nhà cửa bên Âu châu có những nét giông giống các thành phố lớn ở Việt Nam làm tôi chạnh lòng nhớ đến quê mẹ. Tôi ngồi đối diện với Hương, nghe em kể chuyện về cuộc đời của em. Hương hỏi tôi:
Đầu óc tôi lúc này cũng không còn tốt như xưa, nhưng tôi vẫn còn khả năng nhớ lại những gì tôi muốn nhớ, tôi hỏi Hương:
Em phụng phịu, và thấy thế tôi vội nói thêm:
Ngoài kia trời cũng đã hết sương mù. Ánh nắng đã bắt đầu chiếu xuống và quang cảnh bỗng thấy đẹp hẳn lên. Chiếc xe lửa vẫn lao vùn vụt. Tôi nóng ruột hỏi Hương:
Chúng tôi đến nhà ga xe lửa Venezia lúc 10 giờ sáng. Trời nắng đẹp và vì hôm đó là ngày thứ hai lễ Phục Sinh nên Venezia tràn ngập những người đến xem thắng cảnh. Từ những toa xe lửa tuôn ra hàng ngàn người, một số là du khách ngoại quốc, một số là người Ý từ những nơi khác đến. Trên những con hẻm ngoằn ngoèo của thành phố du lịch nổi tiếng này hàng hàng lớp lớp người đi ngắm những cửa tiệm nhỏ bán đủ thứ loại hàng cho du khách ngắm có, mua về có, mua để rồi thì cũng chỉ một thời gian ngắn thì bỏ xó. Venezia là một thành phố lạ vì nó được xây cất ở một vùng gần bờ biển trên hàng trăm hòn đảo nằm san sát nhau và biển làm thành những con nước chạy khắp thành phố tạo thành một hệ thống lưu thông thế cho đường xá. Những toà nhà cổ xưa trông cũng lạ mắt, cứ đi một lúc lại băng qua một cây cầu nhỏ cho người bộ hành qua những con sông lạch; trong thành phố không có đường cho xe hơi chạy. Khu đẹp nhất của thành phố là bến tầu nơi có nhiều quán ăn và cửa hàng. Chúng tôi lấy tầu đi đến một nơi kêu là San Marco, để đi thăm một nơi sản xuất sản phẩm mỹ nghệ bằng thủy tinh và pha lê. Hương đi đến đâu cũng mua sắm những đồ lặt vặt. Em nói em thích mua về để trưng bầy. Tôi thấy em là người rộng rãi, thích tiêu tiền, em mua cả những thứ tôi thấy không đáng mua. Tính em dễ dãi, đi đâu có người chào hàng mời mua là em ghé lại mua. Trong số hàng chục thứ em mua hôm ấy, tôi thấy em mua hai cái nón mặc dù trên đầu em đã có nón đội. Em kể cho tôi rằng khi em hết tiền, em cần 10 đồng bỏ túi, em hỏi anh chàng Alfredo, thì luôn luôn chồng em đưa cho em hai ba chục. Em nói em thương anh ta là vì anh ta cũng rộng rãi như em, và không coi nặng đồng tiền. Nhiều khi em bận, em sai chồng đi mua sổ số cho em, nói mua 5 đồng thì Alfredo mua 10, làm em khoái vô cùng. Là con người phóng khoáng, Hương thích sống tự do theo ý mình, em không thìch bị ai kiểm soát cho nên em nói em đã không chịu lấy chồng liền. Em nói em muốn “hưởng đờì” cho đã đã. Dạo đó, em chơi với Alfredo năm năm mà em vẫn chưa muốn làm lễ cưới. Kể lại đám cưới của em, em nói đó cũng là một chuyện vừa lạ lùng vừa đáng ghi nhờ. Sau năm năm chơi với Alfredo, vì anh chàng dễ thương, chiều em và hay đưa em đi ăn và đi chơi biển, em vẫn chưa chịu lấy anh ta, cho đến khi chị Alfredo bảo em rằng chơi lâu như vậy rồi thì phải làm đám cưới, em nể người chị chồng và chịu nghe theo. Nhưng nhà Alfredo, như tất cả những nhà người Ý khác, là người công giáo nên em phải đi học đạo ở một nơi xa nhà hàng mấy chục cây số, vào những ngày thứ bẩy. Em nói em ngại đi nhưng không làm sao được đành phải chịu. Mà cứ đến ngày đi học đạo, khi đang ngồi học thì trời tối xầm xuống và chuẩn bị đổ mưa, em bèn làm dấu hiệu chỉ chỏ cho Alfredo biết và anh ta bắt đầu lo lắng, vì anh chàng ghét lái xe lúc trời đổ mưa. Thế là suốt buổi học đạo Alfredo đầu để đâu đâu, em thì khoái chí vì thấy anh chàng cứ như đang ngồi trên tổ kiến chứ không phải trong nhà thờ. Hỏi thế có lạ lùng không? Rồi khi học đạo xong, hai đứa tính ngày để làm lễ cưới. Khi em nói chọn ngày này thì một người chị của Alfredo nói không được vì nàng đã hẹn đi biển rồi, chọn ngày khác thì người chị khác lại nói rằng không được vì ngày ấy chị có công chuyện. Em đành bảo Alfredo:
Alfredo trợn tròn đôi mắt ngạc nhiên rồi anh ta tuởng em nói thật, anh bắt đầu lo lắng. Em nói em không muốn lấy chồng vì sợ bận bịu, em vốn là người không thích làm thêm việc, nhưng Alfredo muốn cưới em thì làm sao bây giờ? Đến ngày cưới, ông cha đỡ đầu cho Alfredo gởi hai đứa cho một ông cha khác để làm lễ, cha đỡ đầu chúc hai đứa hạnh phúc và cho quà, tưởng thế là xong bổn phận của mình. Không dè đến hôm cưới, bất thần ông cha kia đì du lịch và gởi lại cho ông cha đỡ đẫu cho Alfredo làm lễ. Em nói như vậy rút cuộc chính ông cha này lại phải đứng ra làm lễ cưới cho hai đứa. Thế có buồn cười không? Đi chơi với em tôi quên cả mệt, đến trưa em hỏi tôi đã đói chưa. Em ghé nhìn các menu bầy trước những tiệm ăn rồi em nói không ngon, mình nên đi tiệm khác. Tôi tin tưởng em biết ăn nơi nào ngon vì em đi ăn nhiều, biết rành các món Ý. Ở San Francisco, cũng có nhiều tiệm ăn Ý ngon, nhưng tôi nghĩ những tiệm ấy cũng không thuần túy Ý, cũng như hủ tiếu hay bùn bò Huế ở San Jose đâu có thuần túy Việt nam? Nhưng không phải vì thế mà không ngon. Mỗi thứ nó có cái ngon của nó, mình ăn riết mình đâm quen với cái vị nơi mình hay ăn. Như thế chúng tôi đi loanh quanh đến khi không còn thấy nhiều nhà hàng nữa, em đành dẫn tôi vào một nhà hàng vắng vẻ nơi ít tiệm ăn, nhưng trông cũng lịch sự. Chúng tôi ăn pasta với những con nghêu nhỏ tí, chằng bù với ở Mỹ nghêu con nào con nấy to tướng. Quả nhiên nhỏ mới ngon, như ớt chỉ thiên nhỏ xíu mới cay, những con nghêu nhỏ nhưng thịt ngọt, uống với rượu trắng thật thú vị. Tôi uống rượu gần nguyên chai vì em không uống bao nhiêu mặc dù em khoe nhà chồng em làm rượu, em thường uống khi ăn. Khi ra khõi tiệm ăn, tôi lâng lâng say, thấy cuộc đời đẹp hẳn, em hỏi tôi ăn có được không, tôi thiệt tình nói cũng không có gì đặc biệt, em cũng đồng ý nói tiệm đó ăn cũng không ngon lắm. Tôi nói đùa với em:
Em vui vẻ đáp:
Và em cười xinh như mộng. Quả nhiên ở đời cái gì cũng thế, có thử mớì biết của tốt hay xấu, thật hay giả. Có điều có nhiều thứ mình không thử được, mình phải quyết định mà không đựơc thử, hoặc khi thử rồi mà không tốt mình cũng phải chịu thôi, phải không em? Tôi thương em vì em là người vô tư lự, không có gì làm em bận tâm. Mới găp em lần đầu nhưng em rất thân thiện, tôi tưởng như đã quen biết em từ bao nhiêu lâu rồi. Em giầu tình cảm, em vẫn còn nhớ người thanh niên Lào đã giúp em nơi cái trại tị nạn ở vùng biên gìới Tháí năm xưa, ngày em mới mười lăm mười sáu. Tôi không biết em có thương anh ta hay không nhưng có điều chắc là em vẫn còn mang ơn người đó. Em nói:
Hương đáng yêu là ở chỗ ấy, em biết mang ơn và có nhiều tình người, một điều khó thấy trên cõi đời này.
Viết tại San Francisco |