Trang Web Hướng Dương Txđ

Trở Về Trang Chính

Hình Ảnh Cuộc sống của Dân Chài trên Biển Hồ, Siem Reap
Hình của Hướng Dương txđ


Đời sống Dân Chài trên Biển Hồ rất giản dị. Họ chỉ bận bịu vào mùa đánh cá là mùa Hè khi nước hồ Tonle Sáp rút và kéo theo những đàn cá ra biển. Cá đánh được, họ đánh đổi lấy gạo đểăn đủ một năm, và bán phần còn dư để có chút tiền dùng vào nững việc cần thiết khác. Dân chài trên biển hồ theo đạo phật nên không "tham sân si" họ không có máu làm giầu như những dân sống trên đất liền. Nói thế là nói chung vềđám đông người dân trong làng chài, chứ tất nhiên trong làng tất nhiên cũng có kẻ giầu người nghèo. Tuy nhiên người giầu cũng không thể coi như giầu "nứt đổ vách". Cuộc sống của họ khá hơn vì họ biết làm ăn buôn bán chút đỉnh trong làng: mở cửa hàng bán tạp hóa, mờ quán nước quán cơm nho nhỏ để phục vụ những người dân khác trong làng, biết lợi dụng việc làng có du khách tới thăm, mở một quán cà phê để cho du khách tới nghỉ chân uống nước... Họ là người có phương tiện để có "nhà cao cửa rộng" hơn những người khác trong làng. Tuy nhiên họ không phải là những kẻ khác giả, sang trọng, sống một đời sống nhung lụa. Họ vẫn là người sống cuộc sống thầm thường bị dị của dân làng chài.
Còn những người nghèo thì thấy mà thương, họ sống trong những căn nhà lá cũ kĩ siêu vẹo, nhỏ hẹp hay nếu khá hơn một tí thì trong những căn nhà không lớn hơn bao nhiêu, tường tôn hay gỗ, mái tôn... Họ di chuyển trên sông bàng thuyền chèo thay vì bằng thuyển có máy đuôi tôm... Tôi không biết họ có cảm thấy khổ hay không nhưng nhièn họ sinh hoạt bình thường thì tôi nghĩ không thấy khổ. trừ phi họ đói kém quá không có nồi cơm con cá mà ăn (nhưng chắc cũng không đến nỗi này vì biển hổ mênh mông làm sao không bắt được con cá?)

Trong làng chài không thấy có bệnh viện, không biết khi ốm thì họ làm sao? Chắc phải lên trạm ý tế trên đất liền. Tuy nhiên trẻ em có trường để tới học, ngôi trường không lớn bao nhiêu nhưng ít ra cũng có vài ba lớp học và có cảm sân chơi. Không hiểu thầy cô giáo có phải là người trong làng hay là từ bên ngoài tới? Ngài ra trong làng cũng có một nhà thờ, (tôi đoán cho những người nghèo khổ nhất trong làng, là những kẻ mới cần đến sự cứu rổi của Đức Chúa) nhưng lại không thấy có chùa (dù đa số người Kmer theo đạo Phật). Tôi có một thắc mắc: dân chài tuân theo lời Phật dạy là phải tránh sát sinh nên không giết con cá (họ để con cá chết cạn rồi mới chặt đầu mổ bụng nó) và cuối mùa đánh bắt cá họ tới chùa để cúng vái xin được xá tội, vậy họ đi chùa nơi đâu? Sao các sư sãi không tới mở một chùa nổi trong làng?
Nơi chúng tôi đến thăm chỉ là một làng nhỏ chừng vài chục căn nhà nổi, Không biết những làn khác có lớn hơn hay không? dân sống tại những làng đó có cuộc đời khá hơn hay không. Tôi nghe nói làng chài Việt Nam có nhiều dân khốn khổ lắm (có lẽ phải nghèo hơn làng tôi đã tới thăm) nhưng tại sao người ta lại nói những người đứng đầu dân đánh cá ( fisherman captains) ở biển hồ lại là những người Việt Nam?

';
 
Trở lại Đầu Trang