![]() |
Trang Web Hướng Dương Txđ |
![]() |
Những Chuyện Xuân Tàn (2) |
Nhung đến Mỹ năm 1978 khi em mới 16 tuổi. Em đã theo một người cậu đi vượt biển. Ba má em và các anh chị em em ở lại Saigon vì sau khi đi hụt năm 1977 và cả gia đình đi tù, ba má em đặt ra kế hoạch đưa các con đi từng đứa một thay vì đi cả nhà cùng một lúc. Khi người chú tính ra đi, ba em hỏi các con đứa nào muốn đi trước tiên, không đứa nào muốn, em bèn xung phong đi đầu. Từ nhỏ, tính em vẫn thích phiêu lưu, em thích mạo hiểm, thích làm những gì mới mẻ, những gì khác thường. Cái gì mới, em cũng thích thử, cái gì lạ, em cũng muốn biết. Vì thế nghe đến nước Mỹ là em muốn đi để tới đó xem nó thế nào. Em đã được thấy hình các bạn em gởi về, chúng nó may mắn hơn em, chúng nó được bố mẹ đưa đi từ 1975, ngay trước khi Cộng Sản vào chiếm quê nhà. Em thấy hình chúng nó chụp đứng tại những nơi xa lạ, nơi nào cũng đẹp, với những toà nhà to lớn, những công viên đồ sộ, những xe hơi bóng loáng, hay những cảnh thiên nhiên xa lạ, em chưa thấy bao giờ. Nhìn những tấm hình đó, em đã mơ ước được như chúng, được sống ở xứ văn minh là nước Mỹ, em đã thèm được ra đi, ra đi càng sớm càng tốt để em sớm được hưởng những thú vui mà bạn em đã kể lại cho em nghe trong những lá thư dài của chúng. Lần đi hụt kỳ trước, em đã cứ tiếc mãi, nếu không thì giờ đó em đã ở nơi đâu, bên Mỹ, hay Pháp, hay Canada rồi. Lúc bố em hỏi ai muốn đi trước, em chỉ sợ người anh của em nói muốn đi, vì như thế thì em lại phải chờ lần tới. Nhưng may thay, anh ấy nhát không chịu đi, nên mới tới phiên em. Như thế, Nhung đã leo lên con tầu nhỏ xíu chứa trên 30 người, em đã may mắn đi đến Mả Lai Á sau ba ngày lênh đênh trên biển cả mà không gập cướp biển, không gập gió to bão lớn. Thật là trời đã phù hộ đám người ra đi, vì em đã nghe nói đến bao nhiêu chuyện khủng khiếp xẩy ra trên biển cả cho những kẻ bỏ nước trốn đi. Nào là cướp của, hãm hiếp, đánh đập, nào là sóng to bão lớn làm chìm đắm con tầu, bao nhiêu người chết đuối, nào là máy hỏng, con tàu trôi dạt đi đâu không ai biết, nào là đi lạc đường không đến được bờ bến nào, gạo nước hết, chết đói chết khát. Ôi bao nhiêu đau thương đến với người vượt biển, trăm người đi năm chục người đến nơi, năm chục người đi xuống lòng biển, làm mồi cho cá. Bao nhiêu oan hồn lởn vởn ngoài khơi biển Nam, em nghe nói mà rùng mình. Sau sáu tháng ở trại tị nạn, em được nhận vào Mỹ cùng với người cậu. Giá mà em biết trước, em đã khai là em đi một mình và em đã được đi Mỹ sớm hơn, vì những thiếu niên không có cha mẹ đi theo được Mỹ nhận ưu tiên. Nhưng dù sao thì em cũng đã đến được Mỹ như em đã từng mơ ước. Em đã đến Cựu Kim Sơn và được một gia đình bà con đón về nuôi ở San Jose, trong khi người cậu em lưu lạc đi Arkansas, một nơi khỉ ho cò gáy nào đó, em cũng chẳng biết. Về ở San Jose, em đã đi học nốt bậc trung học và khi ra trường em đã lên học ở City College hai năm và trở thành nha sĩ trợ tá. Ngay khi em còn học chương trình trợ tá, em đã đi thực tập tại một văn phòng nha sĩ người Mỹ do nhà trường giới thiệu. Ngoài tính thích phiêu lưu mạo hiểm, thích những cái mới lạ, Nhung còn là một người đa tình đa cảm. Em hay mơ mộng vẩn vơ và thích sống trong sự không tưởng, thích có những ý nghĩ lạ lung. Khi em đọc một cuốn tiểu thuyết Mỹ em đã coi câu chuyện giả tưởng là chuyện có thật và cứ mong mình được sống như thế. Trời đã sinh em ra với một tâm hồn phong phú như thế, đồng thời lại còn ban cho em một tấm thân nẩy nở và nhậy cảm làm cho em dễ thấy rạo rực, dễ bị kích thích, dễ bị rung động. Ngay từ năm em 16, khi em còn ở Việt Nam, em đã thấy khó chịu, kể từ khi cơ thể em bắt đầu phát triển. Những lần đi tắm em đã nhìn em trong gương, ngắm sự thay đổi trên từng phần của người em. Em đã thấy đê mê khi tự xoa, tự dụng chạm vào chính mình. Sang đến đất Mỹ, ngay từ khi còn ở trung học em đã, qua sách báo, qua những lớp dạy về tình dục, được tự do tìm hiểu về con người em, vể thân thể em, về những đam mê thầm kín chất chứa trong cả tâm hồn lẫn thể xác em. Là một học sinh lớp 12, vào lứa tuổi 18, em đã lén đi chơi với những bạn trai, đi nhẩy, đi ăn, và nhất là đi uống rượu. Và cái gì phải đến đã đến, một hôm đẹp trời, trong cơn ngà ngà say, em đã để cho một người bạn trai, một đứa Mỹ trắng đẹp trai to con, xâm chiếm cơ thể em, em đã xa rời thời quá khứ thơ ngây để đi vào thực tế đầy cám dỗ. Từ lần đó, em đã trưởng thành và biết tự quyết định lấy đời mình. Nhung đã là một người con gái đẹp, một cái đẹp khá quyến rũ nhưng kín đáo, không lộ liễu. Nếu chỉ nhìn em, không ai có thể biết con người thật của em, không thể đoán được tính đam mê, say đắm, tính phiêu lưu mạo hiểm mả em chất chứa. Người em nhỏ bé, em cao chừng một thước 45, thân hình thon thon, không đẫy đà, mắt em không tỏ vẻ gì là đa tình, em không có nụ cười mời mọc, không có lối nói bạo dạn, không có cử chỉ lả lơi bao giờ. Nói tóm lại Nhung có nét đẹp hiền dịu của người con gái hiền thục trong một gia đình gia giáo. Nhưng số em rất lận đận về cả tình duyên lẫn nghề nghiệp. Em gập nhiều chuyện không may trong suốt cuộc đời, những chuyện sau này đã làm cho em già dặn, làm cho em chai đá, cứng cỏi nhưng em vẫn không hận đời. Có thể đó là vì tính thích phiêu lưu của em, tính coi tất cả như là những cuộc thử thách, những cái gì cứ mới mãi, cứ đổi thay, cứ mang lại cho em những say mê không mệt mỏi. Hoàng đã gập em lần đầu tiên trong một đám cưới, lần đó em đi với một người Mỹ trắng đã khá lớn tuổi nhưng trông vẫn còn khỏe mạnh. Anh biết vào thời gian ấy em mới chỉ 24, 25, nhưng trông em rất già dặn, rất chín chắn. Nhìn người con gái Việt Nam nhỏ nhắn, xinh đẹp đi với một người Mỹ già to lớn, anh không khỏi ngạc nhiên. Anh hỏi thăm thì biết Nhung là em họ xa của một anh bạn khá thân và bữa đó anh đã được bạn anh kể cho anh nghe về em, một người anh chưa gập bao giờ. Khi đó, Nhung cũng chẳng biết anh là ai. Chỉ nhiều năm sau đó, anh mới gập lại em và hai mới người biết nhau.
Và bạn anh đã kể cho anh nghe chuyện em đi vượt biên, việc em về ở San Jose đi học, việc em tốt nghiệp nha sĩ trợ tá, việc em đi thực tập với người nha sĩ Mỹ, rồi anh nói:
Vài năm sau đó Hoàng gập lại bạn anh, anh hỏi thăm về Nhung và anh chồng Mỹ già – anh không hiểu vì sao hình ảnh em nhỏ bé trẻ trung đi cặp với một anh Mỹ già to lớn cứ ám ảnh anh, làm cho anh khó chịu – thì được biết vẫn thế, em vẫn sống với người ta, không cưới hỏi gì hết, em vẫn vui đời, vẫn hạnh phúc. Nhưng lần sau nữa anh gập lại người bạn, cách đó ba bốn năm sau, thì được biết Nhung đã lấy chồng, chồng em là một một thanh niên Việt Nam tuấn tú, làm kỹ sư điện tử. Em đã theo chồng sang sống được gần một năm ở Singapore, nơi chồng em được gởi đến làm việc. Việc Nhung lấy chồng không kéo dài được bao lâu. Chưa đầy hai năm sau khi lấy nhau, hai đứa đã không chiụ được nhau nữa, đã xa nhau. Hôm ấy, một buổi sáng thứ bẩy đẹp trời, Hoàng đi chơi ở một thương xá mới mở tại San Jose, tình cờ anh thấy Viễn, bạn anh, đứng trong một cửa hàng bán mỹ phẩm bên cạnh Nhung. Anh đẩy cửa bước vào và khi thấy anh, Viễn chạy tới chìa tay ra bắt tay anh:
Viễn kéo anh lại nơi Nhung ngồi, sau một chiếc bàn trang đìểm, có lẽ nơi làm đẹp cho nhưng khách hàng muốn thử những sản phẩm em bán.
Hoàng đi xem xung quanh cửa hàng:
Anh thấy Nhung nhìn Viễn, đôi mắt to đen láy chớp chớp, như muốn chờ đợi một cái gì. Viễn liền nói:
Vừa lúc ấy có khách vào, Viễn kéo anh sang một bên nói nhỏ:
Viễn vừa nói vừa nhay nháy con mắt, rồi anh quay sang Nhung:
Trong quán phở, Hoàng được Viễn nói cho nghe những tin tức mới nhất liên quan đến cô em họ xinh đẹp của anh ấy. Nhờ vậy, anh được biết Nhung đã ly dị người chồng kỹ sư, trở về Mỹ đã được hơn sáu tháng. Những ngày em ở Singapore, em đã đi học sửa sắc đẹp và em đã nghiên cứu về những lọai mỹ phẩm của Nhật, Đài Loan, Singapore. Em đã hỏi thăm và xin làm đại lý bán những mỹ phẩm đó ở Mỹ. Hoàng cũng chẳng hiểu tại sao lúc còn ở với chồng ở Singapore mà em đã lại có ý định làm đại lý ở Mỹ. Có thể em đã biết trước cuộc tình duyên của em với anh kỹ sư trẻ tuổi kia sẽ không lâu bền, em vốn thích được tự do, muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi, em đã tiên đoán một sự chia tay. Em không như những người đàn bà khác, lấy chồng để được sự yên bình. Trái lại em sợ sự phẳng lặng của cuộc sống, em không thể là người vợ bình thường được.
Khi Viễn và anh trở lại cửa hàng, anh cứ nhìn Nhung mà thắc mắc trong đầu. Nhung mới trên ba mươi nhưng trông em già dặn hơn tuổi. Có thể bấy giờ em đã thấy hơi mệt mỏi; cuộc đời sôi nổi của em sao chắng đã ảnh hưởng đến tâm hồn em? Tâm tư em đã chẳng mang vết tích những kinh nghiệm em đã trải qua, những lăn lộn trong cuộc đời? Những lận đận không thể không ảnh hường đến tiềm thức em. Nhưng dù sao thì những kinh nghiệm không hay đó cũng vẫn là những kỷ niệm khó quên trong đời, chua cay, làm cho con người đau sót ruột gan. Không thể không được. Bẵng đi một thời gian lâu lắm, có đến mười năm, Hoàng không để ý đến câu chuyện về Nhung. Anh cũng chẳng gập lại Viễn. Thời gian đó đã là thời gian khó khăn trong chính cuộc đời anh, anh đã lo cho chính bản thân anh, còn sức đâu mà nghĩ đến người khác. Cuộc đời anh cứ lên lên xuống xuống như ngọn thủy triều, lúc lên thì vui, lúc xuống thì buồn. Đã có những lúc anh buồn đến độ anh nằm mơ thấy mình chết. Những giấc mơ đó đến liên hồi, không phải lác đác một hai lần. Có lẽ thời gian đó anh đã nghĩ đến cái chết. Nhưng rồi anh đã thuốc men tỉnh dưỡng, anh đã trở lại bình thường. Khi anh nhớ lại đến người em gái mộng mơ nhiều của anh bạn mình, anh đã đi tìm Viễn, anh đã hỏi tin tức về em. Và Hoàng đã được biết em đã thôi bán mỹ phẩm từ lâu, em đã chỉ ngồi một chỗ trong cửa hàng đó có chừng một năm trời. Sau đấy, em đã qua làm nhiều thứ khác. Em đã đi học vẽ kiểu áo quần và thử đi vào lãnh vực nghệ thuật đó. Em cũng đã đi học nấu nướng rồi hành nghề catering, cái nghề cho phép em gập nhiều người mới lạ khắp nơi. Còn tình duyên em ra sao? Dưới con mắt người ngoài, em vẫn lận đận như trước, có nghiã là vẫn chưa ổn định được con tim em. Vào cái tuổi bốn mươi hơn, chắc chắn con người em lại càng có nhiều dục vọng, nhiều ham muốn. Em đã cặp bồ với một anh chàng Mỹ đen trẻ tuổi hơn em, to lớn bằng hai lần em. Anh hỏi Viễn tại sao lại Mỹ đen, bạn anh trả lời:
Những người như Nhung đã làm cho Hoàng suy nghĩ nhiều. Anh vốn là người sống bằng nội tâm, dễ bi ảnh hưởng bởi tình cảm của chính mình. Mà những chuyện buồn của người khác lại cứ ám ảnh dằn vặt anh, làm cho tâm tư anh giao động, thế mới khổ cho anh. Khi bạn đang đọc những giòng chữ này, không biết Nhung đang ở nơi đâu, đang làm gì. Cuộc đời em đang tiến triển ra sao, duyên nợ em đã trã xong hết hay chưa, không ai biết. Có điều chắc chằn là trên mảnh đấy Mỹ này, có bao nhiêu người Việt tị nạn đã sống những cuộc đời khác thường như Nhung, những cuộc đời mà đáng lý ra họ không sống nếu họ còn ở trên quê mẹ. Văn minh, giáo dục, xã hội, lối sống hàng ngày, và nhất là quan niệm về cuộc đời, đã lôi cuốn bao nhiêu người trong chúng ta vào vực thẳm của vật chất, xác thịt, của lòng ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân. Đối với Hoàng đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả để có được tự do, đó cũng là hậu quả của việc chúng ta bỏ nước ra đi. Ôi đáng buồn lắm sao! Hương Dương txđ |