![]() |
Trang Web Hướng Dương Txđ |
![]() |
Một Cuộc Thất Trận Gây Tắm Máu |
Cuộc
chiến thắng của Cộng Sản tại
Đông Dương năm 1975 đã dẫn đến những sự kiện khủng khiếp
đưa vùng này xuống vực
thẳm. Bọn Khmer Đỏ chiến thắng đã giết từ một cho đến hai triệu
đồng bào Căm Bốt
trong một cuộc tàn sát điên rồ có
tính chất diệt chủng và ý thức hệ. Tại Việt
Nhiều nhà lãnh đạo Âu Châu đã xuống tinh thần và đã công khai than khóc trước cuộc xâm lược của Liên Xô và trước sự bó tay của Hoa Kỳ. Quả thật những hậu quả của cuộc bại trận đó nhẹ bớt đi nhờ nhiều yếu tố khác nhau. Sư việc Nixon và Kissinger thông đồng được với Trung Quốc góp phần vào việc Trung Quốc đóng vai trò cân bằng hóa lực lượng và làm giảm bớt ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa và Hà Nội tại Đông Nam Á. (Mặc dù Trung Quốc, một đồng minh của bọn Khmer Đỏ, không chú trọng đến việc chọn lựa bạn cùng phe bằng Hoa Kỳ) Và mặc dù có cuộc bại trận vào năm 1975, sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Đông Dương vẫn có những tác dụng tích cực. Lý Quang Diệu, thủ tướng Tân Gia Ba thời đó, đã tuyên bố rằng những hậu quả đã có thể tai hại hơn thế nếu không có những nỗ lực của Hoa Kỳ tại Đông Dương. “Nêú Hoa Kỳ đã không can thiệp vào Đông Dương” ông biện luận “những nước không Công Sản đã không quyết tâm chống lại cuộc cách mạng vô sản vào những năm 1960 và cả vùng Dông Nam Á đã rơi vào tay Cộng sản.” Thuyết Domino như thế đã tỏ ra là đúng. Ngày nay tại , đừng mơ tưởng rằng một cuộc bại trận sẽ chỉ phải trả bằng một cái giá vừa phải. George Orwell đã viết rằng cách chấm dứt nhanh nhất một cuộc chiến là thua trận. Nhưng bất cứ ai nghĩ rằng cuộc đầu hàng ở Iraq sẽ mang đến một sự kết thúc nhân từ đều là kẻ bị lừa. Cuộc bại trận sẽ đưa đến một nỗi vui sướng cho tất cả những lực lượng Hồi Giáo quá khích và sẽ đưa đến một cuộc biến động to lớn hơn ở tất cả vùng Trung Đông. Những tổn thất về mặt nhân sự và chiến lược sẽ thật là kinh khủng. Có lẽ chính vì vậy mà trong những cuộc tranh luận hiện nay không ai muốn đả động đến những hậu quả đó. Cũng giống như tại Đông Đương cách đây hơn ba mươi năm, hàng triệu người dân Iraq coi việc Hoa kỳ giúp đánh bại những kẻ thù tàn bạo của họ như là niềm hy vọng duy nhất cho xứ sở họ. Hàng trăm ngàn người dân Iraq đã quyết tâm làm việc với chúng ta và với chính quyền do dân bầu của họ để giúp xứ sở họ trở lại với cộng đồng thế giới như là một quốc gia ưa chuộng hòa bình và ôn hòa, một nước hàng xóm với các nước bên cạnh chứ không phải là một mối đe dọa. Nếu chúng ta chấp nhận thua trận, những người dân Iraq đó sẽ bị nguy khốn. Hàng ngàn, hàng ngàn người sẽ bỏ nước ra đi giống như người Việt vào những năm sau 1975. Chiến lược mới của các lực lượng liên minh và Iraq, dưới sự chỉ huy hữu hiệu của Tướng David Petraeus cho thấy triển vọng lật ngược thế cờ nếu chúng ta tỏ cho thấy rằng chúng ta duy trì sức mạnh đang có. Osama bin Laden đã nói vài tháng sau vụ 11 tháng 9 rằng “khi dân thấy một con ngựa khỏe và một con ngựa yếu, tự nhiên họ sẽ thích con ngựa khỏe.” Trong đầu óc của hắn, Hoa Kỳ là con ngựa yếu. Nếu Hoa Kỳ đầu hàng ở Iraq những tên quá khích trong thế giới Hồi Giáo sẽ càng thêm bạo dạn và nhiều chính phủ ôn hòa thân hữu của chúng ta sẽ bị lật đổ, điều đó sẽ gia tăng nhanh chóng sự cấp tiến hóa các mối xung đột tại Trung Đông. Hành
động của chúng ta ở Iraq là một thử thách quan trọng cho sự
tín nhiệm của chúng ta,
nhất là đối với mối đe dọa đang lù lù từ nước
cách mạng . Các bạn Ả Rập và Do Thái
của chúng ta đang nhìn trong khung cảnh bao quát đó. Họ
đang lo lắng trước những
tranh luận trong nước, những tranh luận đã từng gây tai
hại cho cuộc Chiến Việt Nam , và họ đang chờ đợi sự cam đoan của
chúng ta.
Khi
những viên chức trong chính quyền
biện minh rằng sự cam đoan của Hoa Kỳ tại Đông Dương đang
lâm nguy, những tay
chỉ trích đã chế nhạo chuyện đó. Nhưng khi Saddam
Hussein xâm chiếm Kuwait vào năm 1990, ông ta và
những đồng sự đã nhắc lại Việt Nam để nói rằng không cần coi trọng
những lời cảnh cáo của Hoa
Kỳ. Hoa Kỳ không thể mạnh mẽ chống – hay bất cứ một nước nào
khác - nếu chúng ta chấp nhận bại
trận tại Iraq.
Peter W, Rodman, một thứ trưởng
quốc phòng
đặc trách vụ an ninh thế giới từ 2001 cho tới tháng 3 vừa
qua, là một nhà
nghiên cứu tại Học Viện Brookings . William Shawcross là
tác giả cuốn “Allies:
Why the West had to Remove Saddam.”
|
Đọc Những Bài Đáng Chú Ý Khác:
Dành Lại Sự Bình An Sau Chiến Tranh (bài dịch)
Air Pollution fast becoming an issue in Vietnam
Hong Kong Investors Looking to Vietnam
Reminders of 1997 Haunts Vietnam (Bangkok Times)
Vietnamese Turn to Spirit Mediums in Search for War Dead (AFP)
Vietnam Generational Split (by Luong Sĩ Long)